Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

TẠI SAO NÊN XÂY NHÀ HÌNH VUÔNG?

Từ trước người Phương Đông đều ảnh hưởng bởi quan niệm "Trời tròn đất vuông", khi xây nhà bất kể là tường ngoài hay trong phòng, đa số đều là hình vuông, tứ bình bát ổn, không nghiêng, không lệch. Trong Phong thủy học, nhà ở hình vuông là tốt nhất.

Cũng có thể nói, nhìn từ vị trí của phương chính, hình dạng nhà ở hình vuông hoặc hình chữ nhật, bốn bên không khuyết góc, trái phải tương xứng với nhau, là dạng nhà ở lý tưởng nhất. Nếu nhà ở dài hẹp hoặc hình dạng không có quy tắc sẽ cho là không cát lợi.

Đây là vì theo nguyên tắc Phong Thủy học, nhà ở hình vuông có thể khiến năng lượng của khí sinh ra dòng chảy tuần hoàn cân bằng, sẽ không xảy ra nhiều tai họa hoặc tai họa bất ngờ, từ đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe cơ thể và tâm lý người ở. Còn nhà ở dài và hẹp hoặc khuyết góc, khí trong nhà sẽ ngưng tụ, hoặc chảy không có quy luật, sự phân bố trường năng lượng sẽ mất cân bằng, có ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người ở.





Nhìn theo quan điểm hiện đại, tính thực dụng của ngôi nhà hình vuông cao, trang trí nội thất cũng tiện, hơn nữa dễ thỏa mãn các nhu cầu về thông gió, ánh sáng… Sống trong ngôi nhà này tự nhiên sẽ cảm thấy thoải mái, tâm bình khí hòa, gia đình hòa thuận.

Tuy rằng như thế, do điều kiện đất đai hạn chế, nhà ở nhiều khi phải xây dựng trên những mảnh đất khuyết góc, hoặc việc chọn mua nhà trở nên khó khăn. Cho nên khuyên các bạn khi mua nhà nhất định phải chú ý đến hình dạng của nhà, cần cố gắng chọn nhà ở hình vuông. Nếu thật không có lựa chọn nào khác, thì ít nhất cũng chọn môi trường nào có không gian bù đắp.

Nhà ở trong thành phố hiện đại đa số là dài và hẹp. Tức là chiều dài thường gấp đôi chiều ngang. Như nhà có chiều dài 10m, chiều ngang chỉ có 4m, gọi là dài và hẹp. Đối với nhà ở dài và hẹp, cách giải quyết tốt nhất là dùng tủ đứng, bàn trang điểm… chia phòng khách ra làm đôi, cắt chiều dài ra làm hai nửa không gian vuông, để khi nhìn vào không có cảm giác dài và hẹp.

Khi bài trí các đồ vật nội thất, cần chú ý các điểm sau:


* Bộ phận phân cách nên cố gắng dựa vào đường tuyến giữa, vì như thế hai phần được chia ra mới có dạng hình vuông, nếu không sẽ mất đi ý nghĩa của việc làm này.

* Nên cố gắng dùng các tủ thấp hoặc đồ trang trí nội thất thấp để phân cách, như chiếc tủ thấp hơn 1m hoặc bàn trang điểm là lý tưởng nhất, vì như thế mới có thể làm cho không khí của hai phần phân cách được tương thông. Nếu dùng tủ cao hoặc tường để phân cách, hiệu quả sẽ giảm đi nhiều.

* Đồ dùng để phân cách nên cố gắng tránh đối diện với cửa chính, càng cần phải lưu ý không để tủ phân cách đối diện với cửa phòng của trẻ em, tránh trẻ em ra vào không thuận tiện, hoặc sinh ra đụng chạm ngoài ý. Nếu không thể tránh được, chỉ có thể bày một chậu kiểng trên đầu tủ để cứu chữa.

Có một số nhà ở mang đến cho con người cảm giác tinh thần thanh thản; mà có một số nhà ở lại khiến con người cảm thấy áp bức, u buồn, đứng ngồi không yên, một trong những nguyên nhân của nó là ưu khuyết điểm về bố cục kết cấu của nhà ở không giống nhau.

Kết cấu bố cục bốn phía rộng rãi, bố trí hài hòa là sự chọn lựa tốt nhất. Vì thế, khi bạn chọn nhà ở, bạn cần đứng tĩnh lặng trong nhà khoảng 10 phút, cảm giác một chút xem thử nhà ở này có mang lại tâm tình tịnh khí ngưng thần cho bạn hay không.



LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Theo VNPT

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

TRÍCH LƯỢC NỘI DUNG BỐ CỤC PHONG THỦY CHO NHÀ HƯỚNG QUÝ

Nhà tọa Đinh hướng Quý lập trong vận 8 này có cách cục Ly cung đả kiếp. Nếu có thiết kế hợp lý và tuân thủ nguyên tắc phong thủy thì vượng tài, vượng đinh.

Dưới đây là trích lược những nội dung chính mà kiến trúc và bố cục nội thất của ngôi nhà hướng Quý cần phải được tuân thủ để đón nhận những điều lành tới với ngôi nhà. Các thông số về kích thước cửa và vị trí đặt pháp khí Phong Thủy cũng như sự tương tác giữa tuổi của chủ nhà lên 24 sơn vị... Xin được không nêu tới.








LƯỢNG THIÊN XÍCH

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

VÔ TÌNH RƯỚC VONG VỀ NHÀ VÌ CÚNG CÔ HỒN SAI CÁCH

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch là tháng của cô hồn (hồn người chết lẻ loi, không ai cúng vái), tháng của quỷ đói, là tháng mở cửa địa ngục. Lễ cúng thí thức cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh) được diễn ra từ ngày mùng 1 đến 15/7 (Âm lịch). Lễ này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ.
Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng cô hồn bằng các món ăn chay. Theo đó, lễ cúng cô hồn thường không có xôi, thịt gà, thịt heo... Ngoài ra, khi rải tiền vàng ra mâm, cần để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Lễ cúng được bày và làm ở ngoài trời.
Một số lễ vật cần chuẩn bị trong cúng cô hồn: Tiền vàng (từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ); Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc); Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc; Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá); Khi cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa). Nước lã.
Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.
Lễ cúng cô hồn thường được làm ngoài trời hay trước cửa chính ngôi nhà. Nếu không muốn cúng tại nhà thì có thể cúng trong chùa.
Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ.
Dân gian quan niệm, trong tháng 7 Âm - tháng của ma quỷ, nếu cúng cô hồn sai cách thì sẽ vô tình rước vong về nhà. 
Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nước ta có tục giật cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền (đồng tiền bằng kim khí đang lưu hành) cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.
Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày). Tuy nhiên, theo thông tin trên báo Giác Ngộ Online, các phẩm vật cúng cô hồn như chè cháo, cơm canh vì cúng ở ngoài trời trong một thời gian khá dài nên bị nguội lạnh, đôi lúc bị ruồi kiến quấy phá, nhang khói vương vãi nên không mấy an toàn cho sức khỏe, do vậy mà hầu hết người ta e ngại không dám dùng. Còn các phẩm vật khác như kẹo bánh trái còn bao bì và vỏ bọc nguyên vẹn thì vẫn dùng được. Những phẩm vật này người cúng có thể dùng hay cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.
Tuy nhiên trong thực tế, phần đông là sau khi cúng thí cô hồn xong, vừa “xả giàn” thì “cô hồn sống” liền ùa vào và nhanh chóng lấy sạch tất cả các phẩm vật, người cúng chỉ lo thu lượm chén bát và dọn dẹp bàn ghế mà chẳng phải bận tâm (dùng được hay không) vì chẳng còn gì cả.
Quỷ đói trong quan niệm dân gian
Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận. Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
(Nguồn: Phatgiaovtv)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

VÌ SAO THÁNG 7 ĐƯỢC GỌI LÀ THÁNG CÔ HỒN?

Người Việt xem tháng 7 là tháng cô hồn, dã quỷ. Hầu hết các hoạt động kinh doanh, khởi công xây dựng, cưới hỏi...đều "trừ" tháng 7 ra. Sự thực ra sao?


Khởi nguồn từ những truyền thuyết dân gian

Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần - hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn còn tồn tại, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.

Theo nhiều người, tín ngưỡng này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ của người Việt. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Mỗi năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng.

Một hình ảnh minh họa quỷ đói trong tín ngưỡng Á Đông.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ này.

Để xoa dịu quỷ đói, người ta thường gọi chúng là “người anh em tốt”,“thần cửa sau” và "hối lộ" bằng muối, gạo, cháo.

Cũng có một tích Phật lý giải phong tục cúng cô hồn. Theo đó, phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn để được tăng thọ. A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước.

Lũ ngạ quỷ thường sống tại những nơi nhơ nhớp, chuyên quấy rối cuộc sống người dân.

Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

Ngạ quỷ - nỗi kinh sợ trong tháng cô hồn

Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Những khu vực vắng vẻ, tối tăm là địa điểm yêu thích của các linh hồn.

Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.
Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.

… Và  với những điều kiêng kỵ

Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp tháng cô hồn tới.
Phổ biến nhất, người ta thường kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ngoài ra, rất nhiều người kiêng tới nỗi không dám lái xe vào ban đêm. Họ sợ sự va chạm - được coi là hành động xúc phạm tới quỷ thần và có thể reo rắc vận rủi sau này.

Ngạ quỷ luôn chầu chực để trêu ghẹo người thường vào tháng cô hồn.

Bơi ngoài sông, ngoài biển cũng là một điều tối kỵ mỗi dịp tháng cô hồn. Ngạ quỷ thường sống ở nơi nhớp nhúa, ẩm ướt, do đó nếu bơi dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối.
Để xoa dịu, lấy lòng ngạ quỷ và các cô hồn, người ta tổ chức lễ cúng cô hồn. Trong lễ này, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải rằng, làm như vậy là chọc giận ngạ quỷ và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người phạm thượng.

Cần phải tránh xa những chỗ đốt vàng mã cho các cô hồn.

Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài quỷ, ông bà xưa cũng cấm con cháu bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa. Nguyên nhân là vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo.
Mặc dù những điều kiêng kỵ trên chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. Dẫu vậy, tín ngưỡng dân gian cúng cô hồn vẫn tồn tại như hành động nhân đạo, mang tính nhân văn của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Đó là sự thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Theo Tri Thức Trẻ