"Địa hộ" hay còn gọi là “ngũ hộ”, “địa trục”, “hạ thủ”, “hạ sa”, “hạ quan”, “hạ miệt”; chỉ chỗ dòng nước chảy đi.
Hình minh họa.
Sách Địa lý nhân tử nên biết viết: “Địa hộ còn gọi là ngũ hộ”, nên đóng chặt. Bên phải bên trái huyệt không cần phải hỏi đâu là tay Long, đâu là tay Hổ, chỉ cần thấy chỗ nước chảy đi, chảy ra đều gọi là Địa hộ. Địa hộ nên có nhiều núi, trùng điệp khiến nước chảy chậm mới gọi là cát”.
Các nhà phong thủy học cho rằng, địa hộ đóng chặt là tượng của chân long kết huyệt. Nên biết rằng chi long không có thượng sa (Thanh Long và các núi bên trái), can long không có hạ sa (Bạch Hổ và các núi bên phải) đều hung.
Hình thái bên ngoài của hơi nước sinh khí là dòng nước. Dòng nước phải có hạ sa bao bọc, đóng kín, có hãn môn, cột đá phòng ngự, có la tinh, diệu khí che chắn, có kiếm tích, tinh kỳ, xe ngựa, sư tử, loan phượng tập trung chặn giữ dòng nước. Như vậy, sinh khí sẽ tụ, không tản, đó là cát địa. Nếu quan sa thưa thớt, nước chảy ào ào thì không cần tìm huyệt ở chỗ đó.
Hơi nước cũng là tượng trưng của tài khí. Địa hộ dày đặc quan sa, tiền của không hao tổn. Chỗ dòng nước chảy là địa hộ đóng kín. Thủy quản tài, thiên môn mở thì tiền đến, địa hộ đóng thì tiền còn. Nếu không có quan sa, ải ngăn, dòng nước chảy thẳng đi là tượng tài tan nhân vong. Sợ nhất thủy khẩu nước chảy ào ào thẳng về phía trước.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét