Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC

Tuế Đức là thiện thần của Thái Tuế, ý chỉ là chỗ đức độ của bậc quân vương, cho nên nghĩa của nó rất cát tường. Chỗ có Tuế Đức chiếu tới  thì vạn phúc đều tụ về, mọi tai ương tự tránh đi. Nếu khởi công, tu tạo tại đó tất nhiên sẽ được phúc lành phù trợ mà mọi việc hanh thông.


Tuế Đức được tính theo thiên can của năm đó. Thiên Can có năm ngôi dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Cùng với năm ngôi âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Trong quan hệ quân thần, vua tôi thì dương là quân, âm là thần...Ở Thiên Can cũng vậy, can dương là quân, can âm là thần. Và trong mối quan hệ đó thì tất nhiên thần phải theo quân. Quân tự mình có cái đức làm vua nên trong năm can dương của Thái Tuế đều lấy đức tại chính bản thể của nó vậy. Cho nên:

Can Giáp thì đức tại Giáp
Can Bính thì đức tại Bính
Can Mậu thì đức tại Mậu
Can Canh thì đức tại Canh
Can Nhâm thì đức tại Nhâm.

Năm can âm còn lại thần, là bề tôi, cho nên lấy chỗ hợp với quân làm đức, vì vậy:

Can Kỷ hợp với Giáp nên Kỷ lấy Giáp làm đức
Can Tân hợp với Bính nên Tân lấy Bính làm đức
Can Quý hợp với Mậu nên Quý lấy Mậu làm đức
Can Ất hợp với Canh nên Ất lấy Canh làm đức
Can Đinh hợp Nhâm nên Đinh lấy Nhâm làm gốc.

Như vậy là mười Thiên Can đã có được đức của nó. Tuế Đức như đã nói ban đầu là thiện thần của Thái Tuế, chỗ nó quản mọi việc đều cát tường hanh thông, chỉ có nghi mà không có chỗ kị vậy.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát.

Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim.

Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương.

Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng.

Kim Thần Thất Sát Lập Thành.

Thuyết thứ hai cũng được lưu lại trong sách cổ là Hứa Chân Quân Ngọc Hạp và Gia Dụng Tuyển Trạch Bí Thư. Có ghi rõ như sau:

Năm Giáp - Kỷ. Tại Ngọ, Mùi
Năm Ất - Canh. Tại Thìn, Tị
Năm Bính - Tân. Tại Tý, Sửu, Dần, Mão
Đinh - Nhâm. Tại Tuất, Hợi
Năm Mậu - Quý. Tại Thân, Dậu

Đây là hai thuyết được nêu trong các thư tịch cổ, trong đó thuyết thứ nhất vẫn chưa tìm được lý do tại sao lại sắp xếp như vậy, còn thuyết thứ hai thì nêu thiếu nội dung của Kim Thần.

"Thiên Hồng Phạm" có nói rằng: "Kim Thần là tinh của Thái Bạch, thần của bạch thú, chủ chiến tranh, loạn ly, chết chóc, nước khô hạn và ôn dịch. Chỗ đất nó quản kị tu bổ thành trì, xây cung thất, dựng lầu gác, mở rộng khu vườn cây cảnh, khởi công, cất nóc, xuất quân chinh phạt, di chuyển, cưới gả, đi xa nhậm chức. Nếu phạm can thần phải đặc biệt kị chỗ đó."

Vậy tại sao lại nói Kim Thần? Kim Thần là Canh, Tân và ngũ hành nạp âm thuộc Kim vậy. Nguyên lý tính toán lấy Thiên Can của năm, dùng Ngũ Hổ Độn tính đến Canh, Tân và ngũ hành nạp âm là Kim thì chỗ đó là Kim Thần.

Ví dụ như năm Giáp và kỷ thì khởi là Bính Dần, thuận hành đến Canh Ngọ và Tân Mùi. Vậy Ngọ và Mùi là Kim Thần của Giáp và Kỷ. Tiếp tục tính đến Nhâm Thân và Quý Dậu, nạp âm ngũ hành của Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Vậy Thân và Dậu cũng là Kim Thần của Giáp và Kỷ.

Lại ví dụ như năm Ất và Canh. Dùng Ngũ Hổ Độn khởi Mậu Dần, đến Canh Thìn và Tân Tị, vậy Thìn và Tị là Kim Thần của Ất và Canh, đồng thời Canh Thìn và Tân Tị có ngũ hành nạp âm là Bạch Lạp Kim nên tính hết vòng độn cũng không tìm thêm được ngũ hành nạp âm thuộc Kim nữa. Vì vậy Ất và Canh chỉ có Thìn và Tị là Kim Thần.

Ngoài ra phỏng theo thế.

Theo "Tuyển Trạch Tông Kinh", lấy Ngũ Hổ Độn được phương Canh - Tân là Thiên Kim Thần, tuần nạp âm thuộc Kim là Địa Kim Thần. Lấy Thiên Kim Thần làm trọng, phải đặc biệt kị chỗ đó. Lại nói Thiên Kim Thần còn có một tên nữa là  Du Thiên Ám Diệu, phạm phải sẽ bị tai nạn về mắt, rất chuẩn xác.

Như vậy, Căn cứ vào khởi lệ của Kim Thần ta có thể thấy rằng:

Năm Giáp - Kỷ thì Ngọ Mùi là Thiên Kim Thần, Thân Dậu là Địa Kim Thần.
Năm Ất - Canh thì Thìn tị là Thiên Kim Thần (Cũng là Địa Kim Thần)
Năm Bính - Tân thì Dần mão Tý Sửu là Thiên Kim Thần, Ngọ Mùi là Địa Kim Thần
Năm Đinh - Nhâm thì Tuất Hợi là Thiên Kim Thần, Dần Mão là Địa Kim Thần
Năm Mậu - Quý thì Thân Dậu là Thiên Kim Thần, Tý Sửu là Địa Kim Thần.

Đây chính là nội dung đầy đủ và chính xác nhất về lý thuyết Kim Thần Thất Sát, làm căn cứ để học giả tính toán cát hung khi chọn phương hướng và ngày giờ khởi sự.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA BỘ MÔN PHONG THỦY VÀ THUẬT TRẠCH NHẬT

Trong dòng chảy thời gian ngàn năm qua, bộ môn Phong Thủy đã đóng vai trò rất to lớn, giúp cho con người có được môi trường sống hài hòa với thiên nhiên để từ đó tạo ra cái gốc vững chắc cho sự sinh tồn và phát triển đến ngày nay.

Giống như các bộ môn thuật số phương đông khác, bộ môn Phong Thủy cũng được xây dựng dựa trên triết lý của Kinh Dịch, vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng cả ở trong các hệ phái Phong Thủy cũng như các môn thuật số bắt nguồn từ Kinh Dịch, ví dụ như môn Trạch Nhật, tức thuật chọn ngày giờ tốt. Phong Thủy và Trạch Nhật có thể nói là theo nhau như hình với bóng, Nếu như ta đã chọn được cuộc đất tốt lành theo thuật phong thủy, nhưng lại lập vận hoặc cải tạo vào thời gian không thích hợp thì chắc chắn người sống trên cuộc đất đó sẽ gặp phải tai họa.

Từ xưa đến cũng đã có quá nhiều ví dụ về việc dùng Phong Thủy không đúng thời mà phải chịu tai họa. Đơn cử như trong tác phẩm Tòng Sư Tùy Bút của Khương Diêu có nhắc đến một chuyện như sau:

Thông gia của tôi (Tức Khương Diêu) nhờ địa sư Quảng Diên ngoài mười năm mới tìm được cuộc đất cực đẹp. Vòng Giáp Tý niên hiệu Khang Hy thứ 23, vận 1 sơn Nhâm hướng Bính (Hướng nam). Sau khi táng một năm thì toàn gia bị bệnh dịch chết hết. Con cháu của họ tranh cãi về chuyện này cho đến tận ngày nay vẫn chưa dứt.

Vận 1, sơn Nhâm hướng Bính.

Phu tử Đỗ Lăng (Tức Tưởng Đại Hồng, sư phụ của Khương Diêu) lên núi quan sát thì cười mà nói: "Cuộc đất này đúng là đẹp, nhưng đáng tiếc phạm vào phản ngâm phục ngâm, gặp họa vì táng không đúng thời vậy!"

Qua câu nói trên của đại sư Tưởng Đại Hồng, ta có thể thấy được hai nguyên nhân dẫn đến kết cục bi thảm trên. Thứ nhất là cuộc đất phạm phản ngâm, phục ngâm. Thứ hai là táng không đúng thời.
Tạm gác lại lý do thứ nhất, ta hãy xem tại sao cuộc đất đó lại táng không đúng thời. 

1. Năm Giáp Tý thuộc tam hợp thủy cục, tam sát tại hướng nam, sơn Tị bị Kiếp Sát, phương Ngọ là Tai Sát, phương Mùi là Tuế Sát, hai phương Bính - Đinh phạm sát.

2. Năm Giáp Tý thượng nguyên, sao Nhất Bạch nhập trung cung, Ngũ Hoàng Đại Sát chiếu tới hướng nam.

3. Năm Giáp Tý, Thái Tuế đóng tại hướng bắc, Tuế Phá đóng tại hướng Nam.

Như vậy có thể thấy rằng cuộc đất tọa Nhâm hướng Bính mà táng vào năm Giáp Tý thượng nguyên sẽ phạm phải Tam Sát, Tuế Phá và Ngũ Hoàng Đại Sát. Cho dù hình thế Loan Đầu có hoàn mỹ đi chăng nữa nhưng lý khí Phong Thủy phạm phản ngâm phục ngâm, hung sát lưu niên tập trung ở hướng quá mạnh thì lập tức phát sinh tai họa là điều dễ hiểu.

Trong quá trình nghiên cứu và chiêm nghiệm Phong Thủy, bản thân tôi cũng đã chứng kiến những trường hợp gặp họa do hung sát lưu niên tập trung ở hướng bị kích động, đơn cử như một nhà tại quận Hoàng Mai - Hà Nội. Tọa tý hướng ngọ (Hướng nam), lập vào vận 7.

Vận 7, sơn Tý hướng Ngọ.

Nhà này lập trong vận 7, đắc cục Đả Kiếp, địa thế gần đường lớn. Bước qua vận 8 thì suy. Năm Nhâm Thìn 2012, Tam Sát tại hướng nam, đồng thời năm đó nhà nước cải tạo lại con đường phía trước mặt tiền nhà, xe tải chở đất đá và máy công trình hoạt động liên tục đã kích động tính hung của Tam Sát nên năm đó vợ của chủ nhà phát bệnh ung thư, May mà phát hiện kịp thời và điều trị sớm nên bệnh đã dứt.

Đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình để nói lên sự tương tác của Phong Thủy với thời gian. Qua đó có thể thấy rằng nếu như ta được một cuộc đất tốt lành nhưng lập không đúng thời thì cũng phát sinh tai họa. Còn nếu như cuộc đất suy bại, gặp hung sát của Thái Tuế chiếu đến, thêm việc kích động lên thì họa đến khôn lường.
Cho nên người làm Phong Thủy đã tính toán được không gian của cuộc đất mà không tính đến thời gian lập vận thì đã phạm phải lỗi lớn vậy.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

PHẢN NGÂM - PHỤC NGÂM TRONG PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG

"Trạch vận Tân án" viết, tai họa do Phản ngâm Phục ngâm gây ra chẳng kém gì cách cục Thượng sơn Hạ thủy, nếu phạm vào cách cục này lập tức người chết, tiền hết. Cho nên Phản ngâm Phục ngâm là cách cục nguy hiểm nhất cho Dương trạch và Âm trạch. Nhưng không phải tất cả các trường hợp Phản, Phục ngâm đều gây ra tai họa, mà còn phải phân biệt như sau.
Trường hợp Sơn tinh phạm Phản, Phục ngâm nếu khu vực có Sinh,Vượng khí của Sơn tinh có núi hay nhà cao thì nhà đó vẫn phát tài phát lộc. Nếu những khu vực này không có núi mà lại có thủy thì người trong nhà sẽ gặp những tai họa khủng khiếp. Ngược lại, nếu những khu vực có khí suy, tử của Sơn tinh mà lại có núi cao thì cũng là điều cực kỳ nguy hại cho những ai sống trong căn nhà đó. Nhưng nếu những khu vực này lại có Thủy thì sát khí của Sơn tinh đã được hóa giải nên vô hại.
Trường hợp Hướng tinh phạm Phản, Phục ngâm nếu khu vực có Sinh,Vượng khí của Hướng tinh lại có thủy của sông, hồ, ao, biển hoặc cửa ra vào thì nhà đó vẫn phát tài phát lộc. Nhưng nếu những khu vực này không có thủy mà lại có núi thì sẽ làm cho nhà đó tán gia bại sản, cơ nghiêp lụi bại. Ngược lại, nếu những khu vực có suy, tử khí của Hướng tinh mà lại có Thủy thì cũng bị tán gia bại sản, còn nếu có núi thì Hướng tinh nơi đó đã được hóa giải nên vô hại.
Cho nên, khi gặp trường hợp phạm Phản, Phục ngâm thì cần phải xem xét những yếu tố tác động có thể làm cho chúng gây họa để hóa giải hoặc giảm bớt, hoặc tìm cách tránh né, như không xây nhà hoặc đặt Mộ phạm vào cách cục đó, hoặc có thể lựa chọn địa hình bên ngoài, hay cấu trúc bên trong cho phù hợp để hóa giải hết, hoặc giảm bớt những điều xấu.
Lấy cách cục Cấn sơn Khôn hướng vận 8 làm ví dụ (cách cục này hướng tinh phạm Phục ngâm). Phục ngâm toàn cục là Hướng tinh. Mà vì lý do nào đó vẫn bắt buộc phải xây nhà và vào ở trong nhà này thì có thể tìm những nơi có vượng khí và sinh khí của Hướng tinh, xem địa hình bên ngoài nhà tại những nơi đó có sông, hồ, ao, biển không? Nếu có thì dù nhà này bị phạm Phản, Phục ngâm như thế nhưng vẫn vượng về tài lộc, và có thể sống được.
Ngược lại nếu những khu vực đó không có Thủy thì phải thiết lập Thủy Nhân Tạo, tức là phải mở cửa sau tại phía Đông Bắc (nơi có vượng khí số 8), xây hồ bơi tại khu vực phía Bắc (nơi có sinh khí số 1), làm cầu thang tại khu vực phía Nam (nơi có sinh khí số 9). Còn những nơi khác thì có thể làm phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, hoặc bỏ trống, hoặc chứa đồ, thì tài lộc của căn nhà này vẫn tốt và có thể phát triển lâu dài.
Phản ngâm Phục ngâm: tức là tăng năng lực vì cùng một số,lúc đó năng lực của Cửu tinh là tốt hay xấu sẽ tăng lên gấp nhiều lần
Nếu hướng tinh là Vượng tinh mà lại bị Phản ngâm hay Phục ngâm: trường hợp này không ngại,chỉ cần có Thuỷ ở hướng nếu đắc Thuỷ thì vẫn vượng như thường.Như trường hợp nhà Khôn sơn Cấn hướng vận 8 ,nhà có hướng tinh 8 nằm ở phía Tây Nam (phương toạ) bị Phản ngâm. Nhưng trong vận 8, hướng tinh Bát bạch là vượng tinh, nếu đắc thuỷ thì vẫn tốt như thường.Tuy nhiên, nếu đến cuối vận 8 mà không tu sửa nhà hay dời chỗ ở thì lúc đó tai hoạ mới xảy ra.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St


Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

VÀI NÉT VỀ CHUYẾN ĐI TỪ THIỆN TẠI HÀ NAM

Chùa Thịnh Đại thuộc địa phận xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam do thầy Đại đức Thích Việt Hòa làm trụ trì, Thầy Hòa bắt đầu nhận nuôi các cháu bị bố mẹ bỏ rơi, trẻ em lang thang cơ nhỡ từ khi thầy 19 tuổi, đến nay tròn 25 năm nuôi dậy các cháu, thành quả của thầy là đã có 4 con học đại học, trong đó có 2 con đã ra trường, đi làm, và đã giúp thầy nuôi dậy các em.




Thầy Hòa là một người rất phúc hậu và thầy cũng là một người khá vui tính. Thầy chia sẻ, mỗi đứa nhỏ là một kỷ niệm, một câu chuyện cảm động mà thầy không thể nào quên. Lúc đầu nghe thầy gọi các bé bằng các biệt danh tôi không khỏi ngạc nhiên, đứa thì “thằng 9 lạng”, đứa thì “con thùng rác”, nhưng mỗi cái tên đó là một câu chuyện thật thú vị. Bé Hiếu Anh mới lọt lòng hơn một ngày, do hoàn cảnh mẹ của cháu không nuôi được cháu đã nhờ bệnh viện Hà Nam gọi điện thoại cho thầy, và thầy đã đến nhận cháu về nuôi. Có bé mới lọt lòng mẹ đã đặt cháu vào thùng rác trước cổng chùa, và bây giờ cháu đã 4 tuổi, có bé khi sinh ra có 9 lạng, mẹ cháu đã bỏ cháu vào vỏ thùng mỳ tôm và đặt trước cổng chùa...

Hiện nay cái khó khăn lớn nhất của thầy Hòa, đó là các cháu ngày một lớn khôn và phải tới trường, tuy nhiên học phí của các cháu không được ưu đãi hơn các cháu khác, thầy vẫn phải đóng học phí và các chi phí liên quan của các cháu. Thầy nói, tiền ăn thì không lo vì hiện nay thầy có cấy 6 sào ruộng (trước đây là 9 sào), còn rau thì trồng trong vườn của chùa, thầy có nhờ 2 bác cùng quê với thầy hỗ trợ thầy chăm sóc các cháu, chỉ lo tiền học và tiền thuốc men khi các con chẳng may bị ốm đau. Người dân địa phương, các phật tử của chùa cũng thường xuyên qua lại hỗ trợ thầy cơm nước, giặt giũ và trông nom các cháu.


Đại diện diễn đàn lysoviet.vn đã trao món quà nhỏ đến với thầy và các cháu với mong muốn chia sẻ một chút khó khăn, vất vả với thầy. Kính chúc thầy Hòa luôn mạnh khỏe để tiếp tục cưu mang những mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh đã tìm đến cửa Phật và tìm đến với thầy.


Sau đây là một vài hình ảnh:






Thay Mặt Hội Từ Thiện lysoviet.vn

Lâm Thị Hoàn

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Những lợi ích cho sức khỏe con người của đậu rồng có thể thấy rất rõ. Nhưng ít người biết, đậu rồng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu nghiệm.

Đậu rồng chấm với mắm tôm chà là món ăn khoái khẩu của người dân Nam Bộ, nhất là ở Gò Công (Tiền Giang) – nơi sản xuất mắm tôm chà đặc biệt, hoặc chấm với nước mắm kho quẹt, nước tôm rim.
Thực ra toàn cây đều sử dụng được chứ không riêng gì quả. Lá làm rau ăn, hoa dùng trong các món bánh, rễ giống như khoai tây nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn, hạt có mùi giống măng tây nên khi phơi khô đem rang sẽ chế biến được loại thức uống có hương vị rất ngon.


Những lợi ích cho sức khỏe con người của đậu rồng có thể thấy rất rõ vì nó có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu, rất có lợi cho khung xương của con người, nhất là trong việc phòng chống loãng xương.
Đậu rồng cũng là một nguồn khoáng sản tự nhiên cung cấp cho con người rất nhiều vitamin (A, C), là những vitamin giúp gia tăng sức đề kháng và chống lão hóa tế bào.
Trong quả đậu rồng còn có chất sắt giúp phòng chống thiếu máu, nhiều men tiêu hóa thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Là một cây họ đậu nên đậu rồng cũng chứa hàm lượng cao protein có thể thay thế cho protein từ động vật, tốt cho người ăn chay và phòng bệnh suy dinh dưỡng.


Các món ăn chế biến từ đậu rồng tiêu biểu nhất là thái mỏng, trộn chung với xà lách, hành tây, tỏi, thêm xốt chanh chua ngọt để làm món rau ghém; chế biến thành món dưa chua để dành dùng dần; hạt khô pha với các loại hạt khác như đậu nành, đậu đen, đậu xanh… xay thành bột để dùng như sữa bột giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng, trẻ em bụng ỏng da xanh xao.
Nên mua đậu rồng lúc mới hái và còn tươi, không có đốm nâu trên trái, không bảo quản lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ bị biến màu và giảm chất lượng.
Trước khi ăn cần rửa sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống. Muốn bảo quản dùng dần thì nên cho vào bao ni lông gói kín, để trong tủ lạnh nhưng tối đa cũng chỉ nên giữ trong 2 ngày.

Chữa dứt bệnh đau dạ dày bằng hạt đậu rồng già
Nếu răng bạn còn khỏe, hãy lấy hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm hong để cháy.
Sáng sớm bụng đói, nhai khoảng 10 – 12 hạt.
Nếu răng yếu, thì xay nhuyễn, vẫn phải nhai 1 muổng cafe bột đó, mà nhai 20 lần rồi mới nuốt từ từ…
Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh, nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

CÀ GAI LEO - CÂY THUỐC NAM BẢO VỆ GAN ĐỘC ĐÁO

Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan).

Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc. Hầu hết các độc tố xâm nhập vào cơ thể như rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, hóa chất độc hại, độc tố sinh ra trong quá trình phân giải thức ăn trong ruột khi hấp thu vào máu đều được các tế bào gan sử lý, chuyển thành các dạng liên hợp hoặc làm biến đổi cấu trúc không độc hại và được đào thải ra ngoài. Có thể coi gan là một “nhà máy sử lý độc tố” của cơ thể, bảo vệ sự toàn vẹn các hoạt động của các chức năng khác. Có hàng tỷ tế bào gan ngày đêm cần mẫn dọn dẹp độc tố cho cơ thể vì vậy khi gan suy yếu, khả năng giải độc giảm, nồng độ các chất độc trong cơ thể tăng lên rõ rệt và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như ung thư, mỡ máu, tiểu đường, hôn mê gan, giảm trí nhớ, nám da, sạm da... Mặc dù rất quan trọng cho sức khỏe nhưng gan ít được mọi người chú ý bảo vệ, có hàng triệu người trên thế giới hàng ngày tàn phá gan bằng rượu và thuốc lá hoặc các hóa chất độc hại. Các tế bào gan không được bảo vệ sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư gan đứng thứ 2 thế giới. 

Gan - “nhà máy lọc chất độc” của cơ thể

Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc… Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.
Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm… mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Có gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất, Nhân Sâm…
Chúng tôi xin giới thiệu cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Namvà thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là cây Cà Gai Leo (Tên khoa họcSolanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.

 Gai leo (Solanum hainanense Hance)

Bộ phận dùng
Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Công dụng: Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
Các công trình nghiên cứu về Cà gai leo:
I. Đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” - Đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid. Đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid). Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo.
Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng Cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, ngược lại ở nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Đây là một đóng góp quan trọng của đề tài vì cho đến nay bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động vẫn còn là nỗi lo lắng của nhiều ngành Y tế của nhiều nước. Interferon được coi là thuốc quan trọng nhất để chữa bệnh này thì quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.
II. Đề tài: Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3) được thực hiện thử lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động (VGMHĐ) với liều 0,25g, uống 6 viên/ngày, trong 2 tháng so sánh với 90 bệnh nhân nhóm chứng, tại 3 bệnh viện 103, 354 và 108, rút ra các kết luận sau:
-Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng,...) (P<0,05); Transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn sơ với  nhóm chứng (P<0,05).
-Sau điều trị những biến đổi về các Marker của virus viêm gan B là rõ rệt  tại 3 bệnh viện 103, 354, 108 (theo thứ tự) là: Mất HBsAg 5,6% (0%, 16,7%, 0%); chuyển đảo huyết thanh 37,8% (23,3%, 26,7%, 63,3%); HBV-DNA<5 copier/ml 62,9% (40%, 6/7 BN, 66,7%). Tại Viện 103: giảm nồng độ HBV-DNA 52%, nồng độ trung bình HBsAg giảm: 5589+358, so với nhóm chứng các tỷ lệ này tại cả 3 bệnh viện là: 0%; 11,1%; 6,3%; 16,7% và 6418-312 với P<0,05.
-Tại Viện 103, 7 bệnh nhân được điều trị kéo dài 6 tháng kết quả có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs.
Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm.
III. Đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do  tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm” - Luận án Tiến sĩ Dược học 1997 đi đến kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc; ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.
IV. Đề tài: “Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” - Luận án Tiến sĩ dược học 2002 đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid Cà gai leo trên mô hình chống viêm mạn, trên colagenase, mô hình xơ gan thực nghiệm, tác dụng chống oxy hoá. Kết quả cho thấy:
-Dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt thực nghiệm theo thứ tự 42,2% và 35,2%.
-Cả hai chế phẩm trên đều có tác dụng trên men colagenase. Dạng chiết toàn phần làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%.
-Hoạt chất chống oxy hoá (HTCO) in vivo là 47,5% .
-Kết quả trên đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.
-Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
-Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, độc tính trường diến của cà gai leo.
Những kết quả nghiên cứu trên đã đã chứng minh cho việc sử dụng Cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho thấy cây thuốc nam của chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng mức.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

THƯ CẢM ƠN!

Chương trình luận giải huyền học VÌ TRƯỜNG SA THÂN YÊU của diễn đàn Lý Số Việt (http://lysoviet.vn) diễn ra trong hai ngày 31.5 và 1.6.2014 vừa qua đã thành công tốt đẹp. Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của các nhà tư vấn và các bạn có niềm đam mê học thuật phương đông.

Chúng tôi, những người làm chương trình cũng như các bạn tham gia chương trình này đều mong muốn góp một chút tâm sức của mình đến với biển đảo quê hương, dù nhỏ bé thôi nhưng hành động của chúng ta cũng đã hòa chung với nhịp điệu của cả nước hướng về Biển Đông.

Chúng tôi rất cảm ơn các nhà tư vấn đã dành thời gian và công sức cùng chúng tôi tổ chức thành công chương trình này! Cảm ơn các bạn đã hưởng ứng lời kêu gọi và tới ủng hộ chương trình!
Tất cả số tiền lần này thu được, chúng tôi sẽ mua trang thiết bị để phục vụ cho cán bộ chiến sỹ đang ngày đêm giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương!

Sau đây là một vài hình ảnh của chương trình:










Thay mặt diễn đàn Lý Số Việt

LƯỢNG THIÊN XÍCH

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG CỦA TƯỞNG ĐẠI HỒNG

Tưởng đại Hồng sinh vào cuối thời Minh và sống qua tới đầu thời nhà Thanh, là một nhà Phong thủy nổi tiếng của thời đại đó, đồng thời cũng là người được chân truyền những bí pháp của Huyền Không. 

Tuy đương thời ông không viết sách để nói về phương pháp chọn hướng của mình, nhưng qua một số trường hợp mà ông chọn hướng cho người khác, được đệ tử của ông là Khương Diêu kể lại trong tác phẩm “Tòng sư tùy bút”, chúng ta cũng có thể đoán là ông chỉ dùng đơn hướng, chứ ít khi dùng kiêm hướng. Ngoài đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ ”, thì còn một số đoạn văn khác xin được trích ra dưới đây để bạn đọc tham khảo thêm:

1) Thẩm hiếu Tử người Đông Quan, hạ táng người thân, địa sư điểm huyệt sơn THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN (tức kiêm 2 độ chứ không nhiều). Phu tử cùng tôi đi ngang qua đó, thấy Hiếu Tử ôm quan tài khóc lóc thật là thảm thiết. Thầy quan sát biết là người hiếu hạnh, mới sửa lại lập sơn CÀN hướng TỐN 

(chú thích của người viết: tức đơn hướng chứ không kiêm độ nào cả. Một điều bạn đọc cần biết là người xưa khi lấy tọa-hướng, tuy không nói rõ bao nhiêu độ, nhưng nếu tọa-hướng đó bị kiêm, dù là chỉ kiêm 1 hoặc 2 độ thì họ sẽ luôn nói kiêm thêm tọa-hướng nào vào). Sau khi táng mười năm, Hiếu Tử nhờ buôn bán mà khá lên, tích lũy được hơn mười vạn, sinh được nhiều con trai tướng mạo đều khôi vĩ, thông minh hơn người. Lúc táng là vận 2 Thượng nguyên, mùa xuân năm GIÁP NGỌ.

* Chú thích của người viết: mộ chôn vào vận 2, lấy tọa CÀN hướng TỐN thì đắc vượng khí của Hướng tinh tới hướng, vượng khí của Sơn tinh tới tọa, tức là được “ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG” nên vượng phát cả tài lẫn đinh.


Nếu chọn tọa THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN như những địa sư khác chỉ thì mộ sẽ bị vượng khí của Hướng tới tọa, vượng khí của Sơn tới Hướng, tức là bị cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” chủ phá bại cả về nhân đinh lẫn tài lộc. 


2) Mùa xuân năm ẤT DẬU (vận 2), Tiên sinh điểm huyệt cho nhà họ Thương, dùng sơn CẤN hướng KHÔN (tức cũng dùng đơn hướng). Chúng tôi bàn luận thì thấy phạm “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY”, vả lại còn phạm “PHẢN-PHỤC NGÂM”. Không hiểu vì sao lại dùng Sơn-Hướng như vậy, bèn hỏi thầy. Thầy mỉn cười nói:”Các con chờ xem ngày sau huyệt này như thế nào”? Chưa tới 2 năm, nhà họ Thương tài, đinh, phú quý đều có đủ cả 3. Năm ấy vào mùa Đông, thầy cũng lại dùng Sơn-Hướng đó điểm huyệt cho nhà họ Vương, sau gia đạo của họ Vương cũng ngày càng hưng thịnh. Tôi hỏi thầy 3 lần, thầy chỉ cười mà không đáp, (nên) không biết đây là phép gì?

* Chú thích của người viết: Vận 2 lập tọa CẤN hướng KHÔN thì toàn bàn (9 cung) sẽ đắc TAM BAN QUÁI (sẽ nói trong 1 bài khác) nên tài, đinh, phú quý đều có đủ. Chỉ vì Khương Diêu chưa được Tưởng đại Hồng dạy cho bí quyết này nên mới còn bỡ ngỡ, chỉ nhìn thấy được những cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” và “PHẢN-PHỤC NGÂM mà thôi. 


Nhìn vào 2 đoạn văn trên, chúng ta có thể thấy là Tưởng đại Hồng khi chọn hướng thường là lấy đơn hướng, chứ không lấy kiêm 3 độ như 1 số phái khác hay làm, bất kể những tọa-hướng đó là thuộc về những Sơn thuộc Địa Chi (như những sơn TÝ, SỬU, DẦN, MÃO...) hoặc Tứ Ngung (là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN). Điều này cũng phá bỏ những lý thuyết cho rằng những Sơn thuộc Tứ Ngung (CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN) và Thiên Can (GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, CANH, TÂN, NHÂM, QUÝ), khí của chúng đều quá mạnh, nên không thể lấy đơn hướng (tức lấy tuyến chính giữa để lập hướng). Nếu lấy thì hung họa sẽ tới, cho nên khi gặp những hướng đó thì đều phải kiêm 2, 3 độ, tức là để tránh những trường khí quá mạnh đưa tới!!!

Dưới đây là 1 đoạn văn khác gián tiếp cho thấy sự sai lầm của lý thuyết trên như sau:

“Thông gia của tôi (tức Khương Diêu) nhờ địa sư Quảng Diên ngoài 10 năm mới tìm được 1 cuộc đất cực đẹp. Năm GIÁP TÝ, niên hiệu Khang Hy thứ 23, v
n 1, sơn NHÂM hướng BÍNH. Sau khi táng 1 năm thì toàn gia bị bệnh dịch chết hết. Con cháu của họ tranh cãi về chuyện này cho tới nay vẫn chưa dứt. Phu tử Đỗ Lăng (tức Tưởng đại Hồng) lên núi quan sát thì cười mà nói:”Cuộc đất này đúng là đẹp, đáng tiếc phạm vào “Phản ngâm, Phục ngân” gặp họa vì táng không đúng thời vậy”. 


Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy đối với Tưởng đại Hồng thì nguyên do dẫn tới tai họa không phải là vì tọa-hướng thuộc Thiên Can (NHÂM-BÍNH) mà lại lấy đơn hướng, mà chỉ vì lập trong vân 1, Sơn-Hướng tinh 1-1 đều đến phía BẮC tức là bị “Phục ngâm”, Sơn tinh số 2 là Sinh khí tới Hướng nên bị “Hạ thủy”, Hướng tinh số 9 tới hướng (phía NAM) là suy khí mà còn bị “Phục ngâm”. Đó mới chính là nguyên do dẫn đến tai họa mà thôi. 

Còn một số trường phái khác lại cho rằng khí của những Sơn thuộc Địa Chi, nhất là những Sơn của Tứ Chính (tức TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU) thì khí trường của nó cực mạnh, cho nên không được lấy đơn hướng, mà phải kiêm 2, 3 độ để tránh lực của nó thì mới không bị tai họa!!! Rất tiếc là trong sách vở không có thí dụ nào của Tưởng đại Hồng (hay những bậc danh sư khác) về những hướng này.
Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản đồ trung tâm của Thủ đô Washington của Hoa Kỳ, với hầu hết nhà cửa, dinh thự của chính phủ và tư nhân đều cất theo 4 chính hướng TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU mà nói rằng vì thủ đô của nước Mỹ thiết kế phạm phải 4 hướng của Tứ Chính, cho nên những ai làm việc và sinh sống tại đây sẽ nghèo đói và bị nhiều tai họa hơn những thành phố hay thủ đô khác thì thật là những kết luận không có gì sai lầm hơn vậy.



Đó cũng chính là minh chứng sắc nét chỉ ra các sai lầm trong quá trình chọn hướng nhà chỉ áp dụng Kiêm hướng mà  không dùng chính hướng trên các chữ thiên can và tứ ngung vậy.


LƯỢNG THIÊN XÍCH. St