Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

QUẺ XUẤT HÀNH

Ngày 22.03.2014 nhân có một chuyến hành trình đi công tác xa bằng ô tô, giữa lúc có nhiều thông tin về các vụ tai nạn giao thông được lan truyền, tâm tôi thoáng động liền gieo một quẻ hỏi chuyện xuất hành lần này có an toàn không, được quẻ Tổn biến Đại Súc.


Quẻ này hào huynh đệ sửu thổ trì thế, được nhật thần tương trợ nên vượng địa, lại động hóa tiến thần thì suốt chuyến hành trình không có hạn nào hại đến thân.

Sau quả nhiên suốt chuyến công tác được an toàn, mọi việc đều thuận lợi như ý.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

HỌC THEO HẠNH BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM: HIẾN TẶNG NĂNG LỰC KHÔNG SỢ HÃI

Thí Vô Úy Giả là một trong những Thánh hiệu của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Vô úy có nghĩa là không sợ, thí vô úy giả là người hiến tặng năng lực không sợ hãi. Không run sợ, hết lo lắng là niềm an vui, hạnh phúc nhất trên đời, và người có năng lực giúp chúng ta an ổn, bất động trước mọi biến động của cuộc sống chính là Mẹ hiền, Bồ tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát Quán Thế Âm.

Kinh Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn) đề cập đến 14 lĩnh vực hiến tặng vô úy của Đức Bồ tát Quán Thế Âm: 

1. Giúp chúng sanh thoát khỏi khổ não; 

2. Giúp chúng sanh không bị lửa dữ thiêu đốt; 

3. Giúp chúng sanh không bị nước lớn nhận chìm; 

4. Giúp chúng sanh không bị ác quỷ làm hại; 

5. Giúp chúng sanh thoát khỏi đao trượng; 

6. Giúp chúng sanh không bị ác quỷ, ác thần trông thấy; 

7. Giúp chúng sanh thoát khỏi gông cùm xiềng xích; 

8. Giúp chúng sanh thoát khỏi giặc cướp; 

9.Giúp chúng sanh dứt trừ tham dục; 

10. Giúp chúng sanh xa lìa nóng giận; 

11. Giúp chúng sanh đoạn trừ si ám; 

12. Giúp chúng sanh cầu được con trai; 

13. Giúp chúng sanh cầu được con gái; 

14. Giúp chúng sanh niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì được vô lượng lợi ích. 

Nói chung là các chúng sanh nào gặp lúc nguy khốn, cấp nạn mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ tát thì sẽ được gia hộ khiến thân tâm an ổn, không còn sợ hãi nữa. Nhờ hạnh nguyện cao cả này nên Bồ tát được chúng sanh trong cõi Ta-bà tôn xưng là Thí Vô Úy Giả , "Bậc hiến tặng năng lực không sợ hãi".

Hiến tặng là một nghĩa cử cao đẹp mà hàng đệ tử Phật luôn thực hiện và trau giồi trong cuộc sống hàng ngày. Bước đầu là hiến tặng tài vật (Tài thí), kế đến là hiến tặng giáo pháp (Pháp thí) và sau hết là hiến tặng sự bình an, mang đến cho người niềm tự tin, không sợ hãi (Vô úy thí). Tuy vậy, việc hiến tặng tài vật và giáo pháp đúng nghĩa đã bao hàm ý nghĩa hiến tặng sự bình an, không còn lo sợ. Không chỉ Đức Bồ tát Quán Thế Âm mới là "Bậc hiến tặng năng lực không sợ hãi" mà hết thảy chúng ta, nguyện học theo hạnh Ngài, cũng có thể sẻ chia và hiến tặng bình an, không sợ hãi cho mình, những người thân và hết thảy chúng sanh.

Muốn hiến tặng, dĩ nhiên phải có cái để trao tặng. Như muốn hiến tặng tài vật thì phải có của cải, bạc tiền; muốn hiến tặng giáo pháp thì phải am hiểu và có kinh nghiệm thực hành Phật pháp; muốn hiến tặng bình an, không sợ hãi thì ta phải có bình an, tự tin và không hề sợ sệt. Đức Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát của tình thương (Bi), yêu thương chúng sanh như mẹ thương con nhưng đồng thời Ngài cũng là vị Bồ tát của hiểu biết (Trí). Tuệ giác sáng chói của Ngài là nhìn thấy năm uẩn đều Không (không tự tính, Sunyata). Nhờ an trụ trong tuệ giác duyên khởi, không chấp thủ nên Bồ tát vượt thoát mọi chướng ngại, không còn sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết-bàn (Bát nhã Tâm kinh).

Rõ ràng Bồ tát không hề sợ hãi, bởi Ngài thấy tất cả đều Không. Còn chúng ta luôn lo lắng và sợ sệt vì hầu như thấy tất cả đều có. Chính cái thấy "luôn luôn có" hạn hẹp đó của chúng sanh là nguyên nhân của mọi niềm bất an, sợ hãi. Vì thế, để học theo hạnh vô úy, không sợ của Bồ tát, chúng ta cần mở to đôi mắt trí tuệ để nhìn thật sâu sắc vào tự thân cũng như cuộc sống để thấy như thật rằng "vạn sự vạn vật đều giả có, duyên sanh, như huyễn, rỗng không, không tự tính, Sunyata". Cái thấy của chúng ta càng tiệm cận với chân lý, sự thật bao nhiêu thì chúng ta càng thảnh thơi, tự tại, bình an và vô úy bấy nhiêu. Khi trong ta đã có năng lực tự tin, không sợ hãi, bất động trước mọi biến động rồi thì ta mới có thể hiến tặng năng lực ấy cho người thân, và cho hết thảy mọi người.

Những khổ đau của chúng sanh như lo lắng, sợ sệt và bất an về nhiều phương diện trong cuộc sống xuất hiện gần như thường trực. Không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh và thân phận, ai ai cũng đều mang niềm lo, nỗi sợ. Sợ cái hữu hình cho đến vô hình, sợ đói nghèo và càng lo sợ hơn khi đã được giàu có, sợ những gì đã xảy ra cho đến sắp xảy ra, sợ vô vàn bất trắc xảy đến trong cuộc đời, sợ điều đáng sợ và cả điều không đáng sợ v.v… Cho đến người nhiều may mắn nhất luôn gặp những điều như ý trong đời cũng nơm nớp lo sợ khi tuổi xế chiều, đối diện với cái chết. Lo lắng và sợ hãi luôn đoanh vây, trùm phủ lên kiếp người. Vì thế, Bồ tát luôn phân thân khắp mọi nơi, ngày đêm tận lực cứu độ nhằm giúp chúng sanh bình an, không còn sợ sệt.

Ai đã từng một phen hú vía vì khiếp đảm mới thấu hiểu nỗi khổ của sợ hãi. Nên trước nỗi khổ lo sợ của chúng sanh, người con Phật không thể làm ngơ mà phải tìm cách cứu độ, hiến tặng bình an. Không như hiến tặng tài vật hay giáo pháp, hiến tặng sự không sợ hãi đôi khi không cần bất cứ điều gì to tát, chỉ cần bạn có mặt. Một đứa trẻ chợt khóc thét lên khi không thấy mẹ. Rồi mẹ nó xuất hiện, chỉ cần thấy mẹ thôi là đứa bé hết khóc, không còn lo sợ nữa. Hoặc đã quá giờ hẹn mà chưa thấy người cần gặp, lấy điện thoại ra bấm số và không có tín hiệu trả lời, lòng thấy bồn chồn, lo sợ mơ hồ. Đến khi người hẹn xuất hiện mới thở phào, nhẹ nhõm cả người. Hay lần đầu tiên trong đời ta cất bước đi xa, đến một nơi hoàn toàn xa lạ dù nơi ấy người ta chen chúc nhưng vẫn thấy man mác buồn, trống trải xen lẫn âu lo. Bấy giờ, ta cần lắm một ánh mắt thân thiện, một nụ cười cảm thông. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm ta ấm lòng nơi đất khách quê người. Như vậy, ta không cần làm gì nhiều cả, chỉ cần có mặt với tất cả sự vững chãi và thảnh thơi cũng đem lại bình an, bớt đi lo sợ cho rất nhiều người.

Một nỗi lo sợ to lớn khác luôn ám ảnh đời người là sợ mất: mất người thân, mất tiền của, mất danh tiếng, mất địa vị, mất niềm tin, mất sức khỏe, mất nhan sắc, mất nhiều thứ, mất tất cả… Không lo sợ sao được khi không bỗng chốc trắng tay (điều mà không ai có thể lường trước được). Thế nhưng đây lại là một sự thật hiển nhiên, khi sanh ra với hai bàn tay trắng rồi cuối cùng ra đi cũng trắng cả đôi tay, mà không mấy ai bình tâm để nhận ra và chấp nhận. Xét cho cùng thì ta đã được cái gì đích thực đâu mà lo sợ bị mất. Được và mất nương tựa vào nhau mà giả lập nên như bao nhiêu cặp phạm trù tương đãi có-không, đến-đi, sinh-diệt… Vì thấy được nên mới thấy mất, còn chưa từng được thì có mất bao giờ. Trong dòng luân chuyển vô cùng tận ấy, sự biến dịch, thay đổi, vô thường mới chính là lẽ thường. Vậy thì vì sao phải lo sợ hão huyền về lẽ thật vốn chưa từng được-mất? Tự chúng ta có thể chiêm nghiệm và ngộ ra điều này hay Bồ tát hoặc những người khác cũng đều có thể soi sáng cho chúng ta để quẳng gánh lo sợ đi mà vui sống.

Quan trọng hơn là ngay cả thân tâm này cũng giả huyễn, nói chi những vật ngoài thân. Tấm thân năm uẩn này do duyên sanh thì đích thực là giả có và hư huyễn rồi. Hiểu được đạo lý duyên sanh rồi thì tùy duyên tiếp vật, sống hoan hỷ, an lạc và thảnh thơi, không hề lo sợ bất cứ điều gì. Ở đây, hiến tặng năng lực không sợ hãi thông qua việc tự thân tiếp nhận và phát huy tuệ giác, dẹp tan tăm tối của nghiệp chướng vô minh, nhận ra lẽ thật của cuộc đời để sống bình an và thanh thản.

Đức Bồ tát Quán Thế Âm luôn vận dụng các phương tiện thiện xảo để hiến tặng sự bình an cho hết thảy chúng sanh. Học theo hạnh Ngài, mỗi chúng ta cũng tự trang bị cho chính mình tình yêu thương và tuệ giác lớn để vui sống, không âu lo và giúp người luôn bình an, không sợ hãi.


LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

BÀI THUỐC KỲ DIỆU TỪ RAU SAM - TỐNG HẾT SỎI THẬN KHÔNG CẦN MỔ

Rau sam là một loại thân thảo mọc hoang ở những vùng ẩm mát như bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu.

Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea.

Thân cao khoảng 10 – 30cm, gồm nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt nhỏ màu đen.
Ở nông thôn, người dân thường nhổ về luộc hoặc nấu canh, xào ăn như những loại rau khác. Rau sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu.
Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Rau sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo với liều khoảng 500g rau tươi một ngày.


Sau đây là những tác dụng chữa bệnh của rau sam:
- Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống lúc đói.
- Sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam , lá đậu ván . Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
- Lỵ ra máu mủ: Rau sam , cỏ sữa . Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má , cỏ nhọ nồi . Dùng 4 – 5 ngày.
- Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, thân nóng : Rau sam rửa sạch, giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa bôi.
- Lậu đái buốt: Rau sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
- Đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.
- Mụn nhọt: Rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.
- Chữa sỏi thận: Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.
- Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
- Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Ngoài ra, với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

NHỮNG ĐỊA HÌNH AN TÁNG ĐÁNG SỢ THEO LÝ LUẬN PHONG THỦY

Những địa hình đáng sợ là một trong 10 bí quyết của Cửu Ca, là những địa hình đại kị trong việc an táng gồm:

Hình minh họa.

1. Long sợ hung ngang: Long mạch sợ hung hãn, ngang ngược.

2. Huyệt sợ khô hàn: Huyệt mộ sợ nhất u ám, khô lạnh.
3. Sa sợ phản bối: Gò xung quanh mộ quay lưng về phía mộ.
4. Thủy sợ phản khiêu: Nước chảy quanh lưng vào mộ, hay còn gọi là “kim thành phản cung”.
5. Huyệt sợ gió thổi: Huyệt mộ không có gò núi che chắn.
6. Núi sợ khô phá: Núi khô cằn, vỡ, lõm.
7. Thủy sợ khiên ngưu trực xạ: Dòng nước chảy xối xả thẳng vào huyệt.
8. Sa sợ tống thủy định soán: Gò xung quanh kỵ, nước chảy đi không về.
9. Thủy sợ chảy xiết: Nước phải chảy chậm, không được chảy xiết làm hỏng huyệt mộ.
10. Đối sơn sợ ưỡn ngực: Án Sơn, Triều Sơn không hướng về huyệt mộ.
11. Long Hổ sợ áp huyệt: gò Thanh long, gò Bạch Hổ quá lớn sẽ át gò huyệt.
12. Đường sợ phản tà: Minh đường không được méo, lệch, nghiêng.
13. Trước sợ giếng khô, sau sợ nhà hoang.
14. Huyệt sợ u ám.
15. Núi sợ Bát sát: Núi kỵ nằm ở phương sát khí trong Bát Quái.
16. Thủy sợ Bát sát: Dòng nước thì kỵ ở phương sát khí trong Bát Quái.
17. Núi sợ tọa Ngũ Quỷ: Núi sợ ở phương ngũ quỷ trong Bát Quái.
18. Thủy cục sợ Hoàng Tuyền: Dòng nước kỵ ở phương sát khí.
19. Long Hổ sợ đoạn yêu: Gò Thanh Long, gò Bạch Hổ vẹo lưng.
20. Minh đường sợ hoang dã, huyệt tiền sợ đọa thai: Kỵ đất bỏ hoang trước mộ, và gò đất trước mộ bị lõm khuyết.
21. Lai long sợ thừa sát; cao sợ thương thổ ngưu; thấp sợ thoát khí mạch: Long mạch (mạch khí) từ xa tới sợ gặp phương vị sát khí ở huyệt mộ; chạy trên cao sợ làm hỏng huyệt mộ; chạy thấp sẽ thoát khí.
22. Mạch sợ lộ thai, gió sợ bạt đỉnh: Long mạch sợ gò đất lõm khuyết (lộ thai), gió to sẽ làm đất đỉnh mộ sụt lở, tan rã nên kỵ gió.
23. Thủy sợ lâm đầu, thủy sợ cắt chân: Dòng nước kỵ xối vào đầu mộ, chảy vào đuôi mộ.
24. Huyệt mộ sợ thừa phong, Long sợ Hổ áp: Huyệt mộ kỵ gió thốc, gò Thanh Long kỵ gò Bạch Hổ vươn dài lấn át.
25. Long sợ khởi lãng, Hổ sợ soán đường: Kỵ gò Thanh Long uốn lượn, kỵ gò Bạch Hổ xâm phạm minh đường.
26. La bàn sợ song kim, lập huyệt thừa khí sợ Hỏa khanh: Sử dụng la bàn sợ mệnh của mình và người âm (người trong mộ) mộ kết đều là mệnh Kim, tượng hung; tướng mộ xung khắc 12 con giáp trong ngũ hành.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St