Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ "Thẩm thị Huyền Không học") viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết "Huyền giả nhất dã" (tức Huyền là một), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì "KHÔNG" không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái "KHÔNG" lại bao hàm cái "CÓ". Các học giả Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau:
Sắc bất dị không
Không bất dị sắc
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thụ tưởng hành thức
Diêc phục như thị
Không bất dị sắc
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thụ tưởng hành thức
Diêc phục như thị
(Nghĩa là: Vật không khác gì "không", "Không" không khác gì vật. Vật tức là "không", "không" tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy).
Như vậy "KHÔNG" bao hàm cả "khiếu" (tức mấu chốt của sự vật). "Khiếu" có 9 cái nên gọi là "Cửu khiếu", cũng là nói hai chữ "Huyền Không" bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn thuần là số đếm, mà còn là mấu chốt để định vị không gian và thời gian chứa đựng sự vật. Vì vậy mới dùng hai chữ Huyền Không để làm đại biểu.
Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật. Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc bằng những hạt nhân nguyên tử hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn 9 con số của Huyền Không khi biểu thị sự biến hóa của sự vật sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng "Lượng thiên Xích"(sẽ nói trong 1 bài khác).
Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách "Trạch vận tân án" có viết:
Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật. Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc bằng những hạt nhân nguyên tử hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn 9 con số của Huyền Không khi biểu thị sự biến hóa của sự vật sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng "Lượng thiên Xích"(sẽ nói trong 1 bài khác).
Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách "Trạch vận tân án" có viết:
Thùy đắc Lượng thiên Xích nhất chi,
Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,
Tử sinh đắc thất tùy thám sách,
Quá hiện vị lai liễu liễu tri
Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,
Tử sinh đắc thất tùy thám sách,
Quá hiện vị lai liễu liễu tri
Tạm dịch:
Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích,
Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,
Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,
Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,
Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,
Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cho nên Huyền không học là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9 con số theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).
Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái? Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo "Lục kinh đồ", phần "Ngưỡng quan thiên văn đồ" thì "Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày tháng, bốn mùa. . . không gì mà Bát quái không thu tóm". Còn sách Phủ Sát địa lý thì viết "Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu, thú. thảo mộc, mười hai chi sở thuộc. . . không gì mà Bát quái không cai quản".
Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của 9 con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của trường phái Phong thủy mang danh là "Huyền không học" (hay Huyền Không Phi tinh).
Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập, nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường) như "Thiên ngọc Kinh", "Thanh nang áo Ngữ", "Đô thiên Bảo chiếu kinh", cho nên có lẽ phái Huyền Không đã được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công Nguyên, và Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không.
Đến đầu thời Tống, danh sư Ngô cảnh Loan cho ra đời những tác phẩm như "Huyền Không bí chỉ" và "Huyền cơ phú" thì Huyền Không đã trở thành 1 trường phái rõ rệt, cũng như có 1 vị trí vững vàng trong nghệ thuật Phong thủy Trung Hoa. Sau này, các danh sư như Tưởng đại Hồng thời Minh, Chương trọng Sơn thời Thanh càng làm cho phái Huyền Không nổi bật lên với những luận đoán cực kỳ chính xác cả về âm trạch lẫn dương trạch.
Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữa hết sức bí mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm "Thẩm thị Huyền không học" thì những bí mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của Huyền Không phái càng ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy, hoặc muốn xử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả để làm cho cuộc sống gặp được nhiều thuận lợi và may mắn hơn.
Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái? Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo "Lục kinh đồ", phần "Ngưỡng quan thiên văn đồ" thì "Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày tháng, bốn mùa. . . không gì mà Bát quái không thu tóm". Còn sách Phủ Sát địa lý thì viết "Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu, thú. thảo mộc, mười hai chi sở thuộc. . . không gì mà Bát quái không cai quản".
Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của 9 con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của trường phái Phong thủy mang danh là "Huyền không học" (hay Huyền Không Phi tinh).
Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập, nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng (một Phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường) như "Thiên ngọc Kinh", "Thanh nang áo Ngữ", "Đô thiên Bảo chiếu kinh", cho nên có lẽ phái Huyền Không đã được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công Nguyên, và Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không.
Đến đầu thời Tống, danh sư Ngô cảnh Loan cho ra đời những tác phẩm như "Huyền Không bí chỉ" và "Huyền cơ phú" thì Huyền Không đã trở thành 1 trường phái rõ rệt, cũng như có 1 vị trí vững vàng trong nghệ thuật Phong thủy Trung Hoa. Sau này, các danh sư như Tưởng đại Hồng thời Minh, Chương trọng Sơn thời Thanh càng làm cho phái Huyền Không nổi bật lên với những luận đoán cực kỳ chính xác cả về âm trạch lẫn dương trạch.
Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữa hết sức bí mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm "Thẩm thị Huyền không học" thì những bí mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của Huyền Không phái càng ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy, hoặc muốn xử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả để làm cho cuộc sống gặp được nhiều thuận lợi và may mắn hơn.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St