Trong “Đông Châu Liệt Quốc” có nói : “Nhà Chu có ngọc Chỉ Ách, nước Tống có ngọc Kết Lục, nước Sở có ngọc Biện Hòa, nước Lương có ngọc Huyền Lê.”
Người Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, do đó ngọc rất được tôn sùng. Ngày xưa, chỉ những nhà quyền quý mới có thể sở hữu ngọc, vua chúa dùng nó làm biểu tượng cho quyền lực, địa vị tối cao (như ngọc tỷ - con dấu riêng của hoàng đế dùng đóng dưới các văn kiện quan trọng). Có thời, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng, bởi nó chỉ được dùng làm ngọc tỷ, ngọc bội cho hoàng thất mà thôi.
Các bạn có biết???
Khoảng 300 năm trước công nguyên, ở nước Sở, vào thời Lệ Vương, có Biện Hòa là 1 thường dân may mắn tìm được 1 hòn đá tảng, ông ta biết chắc bên trong là loại ngọc cực quý nên đi hiến cho vua để tỏ dạ trung thành. Lệ Vương nhìn thấy hòn đá thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo 1 viên thái giám đập ra mài thử xem thật giả. Tên thái giám này sợ Biện Hòa có công dâng ngọc sẽ được sủng ái hơn mình nên bảo là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt mất 1 chân.
Ấn Ngọc - Một trong những biểu tượng của sự quyền thế
Ít lâu sau, Lệ Vương băng hà, Vũ Vương kế vị. Biện Hòa lại xin vào dâng ngọc, viên quan được vua sai thử ngọc có tư thù với ông nên lại tâu là đồ giả, khiến Biện Hòa bị chặt nốt chân kia. Quá uất hận, Biện Hòa ôm tảng đá, lao đầu vào tường toan tự tử, Vũ Vương ngăn lại, cho người đập vỡ tảng đá ,đích thân xem xét phiến ngọc và nhận ra nó cực kỳ quý giá. Nhà vua hối hận nhưng đã muộn, vì Biện Hòa đã tàn phế, máu của ông đã loang đỏ khắp sân triều. Từ đó, viên ngọc quý này được gọi là "Biện Hòa bích ngọc" hay "Hoà thị bích"-viên ngọc đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa.
Thứ ngọc quý được nói đến ở trên vốn chỉ là 1 loại đá trắng trong nhân của đá tảng. Ngày nay người ta cắt thành từng miếng vuông rồi mài dũa công phu thành chiếc vòng trơn láng, sau đó nhuộm với 1 loại thuốc nhuộm cực mạnh trong lò áp suất khoảng 24h rồi vớt ra treo thành từng chùm phơi cho thật nguội, lưu ý là mọi quy trình đều thực hiện trong phòng kín. Vì thế người thợ làm nghề này từ 5-10 năm là 2 lá phổi đã tổn thương hoàn toàn. Thế mà vẫn có hàng tỉ người Trung Quốc quyết tâm gìn giữ chiếc vòng truyền thống này .
Nói thế chắc các bạn ai cũng nghĩ đó là chiếc vòng Cẩm Thạch. Thế nhưng loại Cẩm Thạch này lại có xuất xứ từ Miến Điện (Mianma). Cẩm Thạch Miến Điện thì nó màu xanh và ánh sáng xuyên qua nhìn rất đẹp, đây mới được gọi là "Lục Ngọc hoàng gia". Cẩm thạch có cái tên như vậy cũng vì thứ ngọc này ngày xưa được hoàng tộc thu mua hết rồi chạm trổ thành báu vật và được đặt tên riêng .
Đây là 1 cây cải bằng ngọc tuyệt đẹp đầy tinh tế của nghệ nhân Trung Quốc, biết dùng phần ngọc màu xanh để làm lá cải còn phần ngọc màu trắng làm thân cải, cái hay ở chỗ cả 2 phần ngọc xanh và trắng này đều cùng 1 khối ngọc.
Bắp cải Phong Thủy bằng ngọc phỉ thúy - một tác phẩm tuyệt đẹp
Ắt hẳn các bạn đều nghe nhắc đến tên ngọc Phỉ Thuý vì loại ngọc này xuất hiện nhiều nhất trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc. Thật vậy, đời Từ Hy thái hậu, loại ngọc này đã rất quý giá và có trị giá liên thành. Đây là 1 loại ngọc bích cự kì quý hiếm, ngọc có màu sắc trong suốt, thuần xanh lá mạ non.
Người xưa tương truyền nếu tạc xong 1 bức tượng hình chim bằng loại ngọc Phỉ Thúy này... thì đừng nên "điểm tinh" cho con chim (điểm tinh là dùng màu đen chấm vào tròng mắt con chim). Nếu điểm tinh thì con chim nầy trước sau nó cũng bay mất, cho dù chủ nhân cất giữ cách nào đi chăng nữa... nó thành loại chim đẹp như chim Phỉ Thúy rồi.
Ngọc bích có độ cứng rất cao nên người xưa dùng ngọc làm vũ khí như: mũi tên, dao găm... họ tin tưởng khi chết nên dùng ngọc làm áo quan. Triệu Đà dùng ngọc làm áo giáp, quan tài... ông ta dùng đến 2000 miếng ngọc loại cực tốt, xanh um... đính với dây vàng... làm áo quan vô cùng lộng lẫy... Nhiều huyệt mộ xưa thời nhà Chu, người ta đào thấy nhiều mảnh ngọc dẹt y như cái dĩa cơm, nhưng lỗ khuyết ngay tâm, vì họ biết đó là biểu tượng thiêng. Trong tiểu thuyết Kim Dung cũng có nhắc đến 1 loại vũ khí được làm bằng ngọc, đó là Lục Ngọc trượng-trấn bang chi bảo của Cái Bang, chỉ có bang chủ mới được sở hữu, sử dụng và cứ thế, các tiền nhiệm bang chủ lại truyền cho đời sau.
Rồng Xanh bằng ngọc bích - chuyên dùng để hóa giải kẻ tiểu nhân
Theo niềm tin của người Hoa, ngọc thạch có những tính năng siêu phàm: trị bệnh, giải độc, giúp trường sinh bất lão, giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, mang lại phúc lành, yên lành...
Trong các ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy rất nhiều ngọc thạch. 1 điều hết sức lạ ở những ngôi mộ đó là có rất nhiều ngọc thạch chôn theo, xác chết vẫn còn nguyên vẹn dù đã hơn 2.000 năm. Loại ngọc đó gọi là "ngọc chôn theo người chết" hay "ngọc dưới mồ".
Chẳng hạn như trường hợp của hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán, đã được chôn gần 2 thiên niên kỷ. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc bởi cả 2 xác chết vẫn còn nguyên vẹn, chẳng khác gì các xác ướp trong hầm mộ của người Ai Cập cổ đại. Các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, nhưng bên cạnh có rất nhiều ngọc. Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật cho rằng, chính ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của thi hài.
Những viên ngọc chôn 1 thời gian dài dưới mồ sau khi đào lên có sự biến đổi khác thường: bạch ngọc từ trong suốt trở nên đục hơn, từ bên trong ửng lên các vân màu hồng, giống như những sợi chỉ máu, cẩm thạch từ màu xanh lục biến thành sẫm hơn, ửng hồng như nhuộm với máu... riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc... màu sắc cũng sẫm thêm nhưng khi đặt dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn, chúng rực lên 1 thứ ánh sáng lung linh kỳ dị, như từ 1 cõi u linh nào đó.
Người ta cho rằng, những viên ngọc đó đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay đúng hơn là thấm hồn người chết. Do đó nó càng trở thành vô giá, cực kỳ linh thiêng.
Ngọc dạ minh châu - một loại ngọc hiếm
Tương truyền, Từ Hy Thái hậu vẫn giữ được sự tươi trẻ, uy nghiêm khi sắp qua đời là nhờ có khả năng kỳ diệu từ ngọc, bà ta được 1 nhà sư Tây Tạng bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giúp làn da mãi tươi nhuận, dù già vẫn không có nếp nhăn bằng cách: dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da mỗi buổi sáng và tối. Và quả thực Từ Hy khi đã trên 60 vẫn có nhan sắc của 1 phụ nữ trẻ.
Không chỉ vậy, người ta còn cho rằng sự tươi trẻ đó 1 phần cũng nhờ 2 viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, có kích cỡ bằng quả trứng mà thái hậu luôn mang theo người. Bà tin rằng nếu mãi giữ 2 viên ngọc quý bên người thì sinh lực dồi dào và đẩy lùi được mọi bệnh tật.
Vòng tay ngọc - 1 loại nữ trang của Từ Hy
Người Hoa đã biết dùng ngọc trên 7.000-8.000 năm nay rồi. Ngọc có nhiều màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, trắng, đen, tím... nhưng người Hoa lại trọng màu xanh lá mạ nhất.
Đây là 1 số màu sắc tiêu biểu của ngọc:
Đây là 1 số màu sắc tiêu biểu của ngọc
Người Hoa cho rằng Ngọc phát xuất từ núi Côn Luân là tốt nhất. Nhưng thật sự không bằng ngọc phát xuất từ Miến Điện, tại xứ Miến có vài mỏ Cẩm Thạch lộ thiên, đa số tại cực bắc xứ Miến. Vì thế các loại ngọc tốt nhất có màu xanh lá mạ chính hiệu đều xuất thân từ Miến Điện.
Ngọc dạ minh châu - Với đường kính 1,6m,
viên ngọc khổng lồ này đã trở thành viên ngọc lớn nhất thế giới.
Dạ minh châu là 1 loại ngọc hết sức kỳ lạ và giá trị của nó cũng được đánh giá qua sự kỳ lạ đó, loại ngọc này thường có dạng viên sau khi được mài dũa 1 cách tinh tế, loại ngọc này cực kỳ quý hiếm, chỉ có hoàng tộc mới được sở hữu và thường được dùng làm cống phẩm. Nét đặc trưng ở loại ngọc này là 1 tính năng không thể nhầm lẫn với bất kỳ 1 loại ngọc nào khác. Dù ở bất kỳ ánh sáng nào, viên dạ minh châu đều có thể tỏa ra 1 ánh sáng trong và đặc biệt quyến rũ khi ở trong bóng tối. Nguyên nhân dạ minh châu phát sáng là vì nó có chứa 1 tỉ lệ rất nhỏ hàm lượng các đồng vị phóng xạ [đa số là phốtpho(P)], các đồng vị phóng xạ này phân rã sinh ra các tia phóng xạ va đập vào các phân tử khác gây ra hiện tượng quang điện làm nó phát sáng. Tuy nhiên bạn có thể an tâm việc rằng vào 1 ngày đẹp trời nào đó, bỗng viên dạ minh châu của bạn tắt lịm, bởi vì chu kỳ bán rã của những chất phóng xạ này là rất lớn (hàng triệu năm).
Ngọc Trai - một loại ngọc quý dùng làm trang sức tuyệt đẹp
Đã nói đến ngọc Trung Hoa thì không thể nào bỏ sót trân châu hay còn gọi là ngọc trai, ngọc trai sau khi được khai thác và mài dũa là 1 vật hình cầu, cứng, được 1 số loài động vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là 1 loại đá quý, được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức. Vì thế mà ngọc trai được chia làm 2 loại: ngọc trai nước mặn và nước ngọt, ngọc trai nước ngọt phần lớn là ngọc trai nuôi trong hồ, còn ngọc trai nước mặn được những con điệp, hàu bao sống ở các vịnh biển tạo ra. Thành phần chính của ngọc trai là xà cừ gồm canxi cacbonat và conchiolin do loài nhuyễn thể tiết ra. Giá trị của ngọc trai được đánh giá qua độ lớn và ngọc trai càng tự nhiên thì càng quý. Từ xưa, người Trung Quốc đã biết sử dụng ngọc trai nguyên như 1 loại trang sức và khi tán nhuyễn ra có thể dùng làm dược phẩm hay mỹ phẩm.
Tượng cóc 3 chân trong phong thuỷ được làm từ hắc ngọc.
Người Hoa ngày nay vẫn tin rằng ngọc thạch có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí nên vẫn tôn sùng thứ bảo thạch đó và đem cái đam mê này truyền sang cho rất nhiều người trên thế giới.
Một phôi ngọc phỉ thúy tự nhiên
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St