Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

PHÁ TƯỚNG CẢ CUỘC ĐỜI VÌ XĂM HÌNH KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Xăm hình còn được gọi là Thích thanh (dùng mực xanh chích lên người) là tục người xưa thường dùng khắc chữ lên mặt hoặc lên người phạm nhân...
Trước đây, chỉ những thành phần ra tù vào khám, “tiền án nhiều hơn tiền túi” mới xăm trổ đầy mình, vì vậy khi thấy ai đó có hình xăm trên người là bị liên tưởng ngày đến những thành phần bất hảo trong giới giang hồ. Ngày nay, hình xăm thậm chí còn được coi là mốt của 1 số bạn trẻ, nhưng ít ai biết có quan niệm cho rằng nếu xăm không đúng chỗ sẽ là một kiểu phá tướng.




Mạng nhỏ đòi gánh… rồng

Theo quan niệm của một số bạn trẻ ngày nay, hình xăm thậm chí đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ, là một hình thức thẩm mỹ, gây ấn tượng, thể hiện đẳng cấp, ghi dấu tình yêu của các bạn trẻ hoặc xua đuổi vận hạn… Thế nhưng, một nhà nghiên cứu cho biết, nếu bạn nghĩ rằng mình có thể tùy tiện xăm lên cơ thể bất kỳ hình thù gì mình muốn thì nên bỏ ngay suy nghĩ đó, vì nó hoàn toàn sai lầm trong quan niệm của thuật phong thủy và nhân tướng học: Xăm hình thường là xấu nhiều tốt ít, xăm hình mà không thận trọng, hậu quả tai hại sẽ theo mình suốt đời. Bởi vậy, có người xăm hình xong thì mọi việc hanh thông thuận lợi (số này rất ít), có người xăm xong thì làm gì cũng gặp rắc rối, nhẹ thì có chút khó khăn rồi cũng qua, nặng thì tai nạn xe cộ phạm đến thân thể.

Một nam thanh niên từng đến than thở với một chủ tiệm hình xăm tại Hà Nội: “Từ lúc xăm hình con rồng này, cháu thấy mình số đen lắm, làm gì cũng “chết”, chắc tại con rồng nhỏ quá. Chú xem cháu đang định sửa con rồng to hơn, xăm từ bắp tay đến ngực luôn có được không”. Chủ tiệm nhìn thoáng qua đã có thể nói được ngay, vấn đề ở chỗ không phải con rồng to hay nhỏ, mà chẳng qua vì mạng của bạn không thể gánh nổi con rồng đó thôi.

Nói không gánh được tức là mệnh lý khắc, xăm lên xong không những không đem lại may mắn, mà ngược lại toàn đem đến những điều đen đủi. Vì vậy, dù sao mọi người cũng nên suy nghĩ trước vì xăm thì dễ mà xóa thì khó. Kỳ thực, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người, trên đây chỉ là một cách nhìn về hình xăm trên góc độ phong thủy học và nhân tướng học. Nói về xăm hình, không đơn thuần chỉ là người thợ xăm dán hình xăm lên người bạn rồi chấm mực di mũi kim mà nó có nguyên lý của nó, nguyên lý ấy là giữa người xăm và hình xăm.

Theo những người trong nghề, trong dòng xăm chính thống, khó xăm nhất là hình Quan Công, Thanh Long, Tà Long vì không phải ai cũng gánh được mấy hình này. Có người xăm hình Thanh Long quá vai chưa đến 1 tháng thì bị ngã xe gãy tay, mọi ngày chạy bạt mạng thì không sao, hôm ấy chỉ đi từ từ một tay rút cái điện thoại trong túi quần, không để ý quệt vào đuôi xe đằng trước, ngã rất nhẹ mà gẫy tay.

Một người khác sau khi xăm hình cá chép hóa rồng trên vai bỗng nhiên làm ăn rất thuận lợi, chưa đến 1 năm gặp lại mà đã mua nhà, mua xe. Nhưng từ khi xăm chữ nhẫn ở sau lưng thì lại xuống dốc không phanh, tài sản hầu như tiêu tán hết, may là còn giữ được cái mạng.Trước khi xăm, người này đã được cảnh báo là không hợp với chữ nhẫn nhưng không tin, thấy thích thì cứ xăm lên, giờ lại phải xóa hình đi, người chằng chịt vết xóa.

Phải đến lúc đó, người này mới đi tìm hiểu và biết được ý nghĩa của chữ nhẫn: bên trên là cây đao đè lên tim, nhúc nhích là đao đâm vào tim ngay. Với những người tính hay vội vàng, dễ kích động và hơi có chút giảo hoạt không nên xăm chữ này. “Trước khi xăm chữ nhẫn tuyệt đối phải nên xem tính cách của mình có hợp với ý nghĩa hay không”, một nhà nghiên cứu phong thủy cho biết.

Suýt chết vì “phạm thượng”

Theo một chủ tiện xăm lâu năm am hiểu về phong thủy, hình xăm phải tương thích với thực lực, tính cách, mệnh lý của từng người, nếu không hiểu biết thì
may mắn và đại họa chỉ cách nhau gang tấc. “Cách đây không lâu có một thanh niên cùng bạn đến tiệm nằng nặc đòi xăm hình “Quan âm ngồi đài sen” trên lưng, tôi
hỏi liệu cậu có gánh được không, người thanh niên quát bảo tôi có tiền thích xăm gì chẳng được, ông cứ xăm cho tôi, không phải lằng nhằng.
Lúc ấy, tôi nói không phải do vấn đề tiền nong mà thấy cậu còn trẻ giống một anh bạn giang hồ mới nổi chỉ nên xăm hình “hổ hạ sơn” là hợp lý, ra ngoài gặp giang hồ cộm cán thấy cậu chỉ là con hổ mới xuống núi, vừa bước chân vào xã hội thì họ cũng không gây khó dễ cho cậu. Cậu thanh niên kia nhất quyết không chịu, còn đe dọa quậy phá để cho tôi đóng cửa tiệm để xăm hình bằng được mới thôi, tôi cũng đã cảnh báo trước nếu có chuyện gì xảy ra thì đừng trách không nói trước”, vị chủ tiệm này kể lại.

Hôm đó, xăm mất 8 tiếng đồng hồ mới xong, chủ tiệm cũng đã nhắc nhở thanh niên đó phải tắm rửa sạch sẽ, thắp hương chay tịnh 1 tuần rồi sau làm gì thì làm. Ai ngờ, 4 hôm sau anh ta đi mát xa, thư giãn, đến lúc dẫm lưng bỗng nhiên thanh sắt là tay bám bên trên tuột ốc rơi xuống, cô gái mát xa trượt chân ngã, khuỷu tay của cô gái chống thẳng vào gáy cậu thanh niên kia. Hậu quả ai cũng đoán ra, cậu thanh niên đó bị tổn thương đốt sống cổ, điều trị hơn 3 tháng mới đỡ.
Vị chủ tiệm xăm giải thích: “Anh thử nghĩ xem liệu có thể dẫm lên mặt Quan âm được không, như vậy là bất kính với Phật. Tuy cậu thanh niên kia đã xăm hình Phật lên người nhưng trong tâm niệm không có thần phật tồn tại, thường hay tà niệm, tính tình ngang ngược vốn đã không có duyên với Phật rồi, tôi đã biết trước thế nào cũng có ngày xảy ra chuyện nhưng cậu thanh niên kia không tin”.

Một chủ tiệm xăm khác tại Hà Nội cũng cho rằng: “Chỉ lấy một vài ví dụ đa phần mang tính trùng hợp này để chứng minh thì không có tính thuyết phục lắm, bạn có thể tin hoặc không tin, chỉ muốn nhắc nhở các bạn rằng không phải cứ thích xăm hình gì là xăm, vì có nhiều cái mệnh của bạn không hợp, may mắn không thấy đâu, có khi còn bị nó…vật”.
Ông giải thích: “Nghĩa là người như thế nào thì xăm hình ấy, không thể tùy tiện, cái này một phần có nguyên lý bắt nguồn từ Chu Dịch. Ví dụ người mệnh kim thì dương khí tương đối vượng nên không thể xăm Thanh Long (thuộc tính dương), nếu xăm lên sẽ thành ra lửa cộng lửa, âm dương không điều hòa, sớm muộn gì cũng tự… đốt chết mình.

Một số quan niệm về xăm hình trong phong thủy và nhân tướng học

Xăm hình “tứ thú” có thể gây tổn nguyên khí: Nhiều bạn trẻ lý giải về xăm hình “tứ thú” trong thuật phong thủy và cho rằng khi đã xăm thì phải là: tả Thanh Long, hữu Bạch hổ, tiền Chu tước, hậu Huyền vũ (bên cánh tay trái xăm hình rồng xanh, cánh tay phải xăm hình hổ trắng, ngực trước xăm hình chim công, sau lưng xăm hình Huyền vũ (Huyền vũ là một trong tứ tượng của thiên văn học Trung Quốc, là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa màu đen)). Nhưng trước khi xăm, bạn nên cân nhắc kỹ vì tuy nó là 4 linh vật thánh đem lại may mắn nhưng không phải cho tất cả mọi người, chỉ một số người gánh được 4 linh vật này, còn lại với đa số người thì được coi là hung.

Xăm ngực hoặc phần dưới cơ thể dễ loạn hậu thế: Hiện nay có nhiều người xăm vào ngực, bụng, eo, đùi,… quả thật những hình xăm rất tinh tế, nhưng trong quan niệm của thuật phong thủy thì những hình xăm phá tướng đó khiến phần hạ thế, nơi cất giữ phong khí lớn nhất của con người bị tổn hại, khí thoát ra ngoài nên nếu chưa có gia đình thì ảnh hưởng đến tình duyên, nếu không thì sau này ảnh hưởng đến sinh nở hoặc sẽ phát sinh rắc rối trong mối quan hệ giữa con cái và bản thân. Xăm hình ở ngón tay sẽ khắc chồng, khắc vợ. Nữ xăm hình ở ngón tay của cánh tay trái, chồng bạc duyên; xăm ở ngón tay của cánh tay phải thì nhân duyên kém; con trai thì ngược lại.

Xăm vào mông có thể gặp nhiều điều thị phi: Theo vị lý học phong thủy thường đề cập đến các “luân đầu”, phần mông trên cơ thể người là nơi “luân đầu” quan trọng nhất của con người, một khi luân đầu này bị “tấn công”, bị cắt đứt, thị phi cũng theo đó mà đến (giống như bị triệt long mạch). Đi đến đâu bạn cũng sẽ gặp “quỷ con – chỉ vận hạn nhỏ nhưng thường xuyên”, khó mà dứt ra được.

Xăm hoa văn bên đùi khiến đường đời gập ghềnh: Nếu bạn vốn có vận may rất tốt bỗng nhiên trở nên gặp khó khăn sau khi xăm hình trên đùi thì có thể bạn bị phạm rồi.

Xăm hình để che vết sẹo: Nhiều bạn vì trên cơ thể có vết sẹo xấu nên xăm hình nhằm che đi chỗ xấu ấy nhưng lại không biết rằng sẹo trong phong thủy vốn dĩ đã là chỗ gây tổn hại đến khí, xăm hình lên chỗ sẹo thành ra là loạn lại càng thêm loạn; nếu vết sẹo không ảnh hưởng nhiều thì không nên can thiệp.

Xăm ở vai, ở cổ gây mệnh khổ: Xăm hình sau lưng biểu thị cả đời lúc nào cũng vất vả, gánh vác, áp lực lớn. Trong nhân tướng học, vai, cổ là đại diện cho hệ thống hô hấp vì vậy khi xăm hình lên bộ phận này dễ gặp vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.

Xăm hình động vật dễ gây hỗn loạn trong tâm tưởng: Xăm hình nhân vật, động vật hoặc côn trùng biểu thị suốt đời bị người khác sai khiến, chỉ huy, không có chủ kiến. Đồng thời khi xăm hình động vật cần chú ý đến vấn đề xung khắc các con giáp. Người tuổi Thìn, Tuất, Mão, Hợi đặc kị xăm hình Rồng; người tuổi Thân, Tỵ đặc kị xăm hình Hổ; người tuổi Mão, Dậu, Tuất đặc kị xăm hình bướm, hình ảnh.

Xăm thực vật, cây cỏ: Thực vật thuộc hành Mộc, da thuộc hành Thổ, Mộc khắc Thổ vì vậy dễ gây ra sự cố bất thường, tai bay vạ gió, bị thương tích.

Xăm hình thần phật: Một số người thích xăm hình thần phật trên người vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ luôn được thần phật bên cạnh phù hộ, nhưng thử nghĩ xem, lúc tắm rửa, đi vệ sinh và các hoạt động phòng the thì sao? Thực ra là toàn cho thần “xơi” những thứ xú uế, trần tục. Xăm lên xong mà không biết chay tịnh, kiềm chế thì ắt rước họa vào thân.

Xăm lên tay chân gây điều tiếng thị phi: Khi xăm lên tay chân, bất kể là màu sắc gì đều đem lại thị phi suốt đời, phong ba luôn ập tới bất ngờ, làm việc gì cũng không được thuận lợi. Xăm ở bắp chân trở xuống dễ gây tranh chấp trong chuyện tình cảm nam nữ, luôn trong trạng thái bị áp lực, căng thẳng, tài vận đi xuống.

Tục xăm hình xuất hiện cách đây vài chục ngàn năm, tồn tại song song cùng nhiều làn sóng văn minh nhân loại. Xăm hình không chỉ thể hiện sự nhận dạng sắc tộc, mà trong nhiều trường hợp còn là phương cách chữa bệnh. Tại eo biển Bering, nhà dân tộc học George B. Gordon từng gặp nhiều người ở đảo Diomede với vết xăm ở gò má và thái dương đó là những sẹo nhỏ sau khi người ta châm ra hút máu độc. Ở Alaska, hiện vẫn có tục chích da để “rút máu độc” cho vài căn bệnh. Dân Chugach Eskimo cũng có cách chữa tương tự. Khi bị đau mắt, họ chích ra lấy máu ở chóp mũi và thái dương….

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

VÌ SAO NGÀY 23 THÁNG CHẠP LÀ NGÀY "MỞ CỔNG TRỜI" ?

Ngày 23 tháng chạp tức ngày cúng Táo Quân theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời". Vì sao lại có cách gọi này? 
Nhiều người quan niệm, nên cúng ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc nhiều hơn. Vậy có đúng?



"Hồn đi mây về gió"
Ông Trường Thịnh, nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi... đã "sáng tác" ra chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc... mà quên mất câu "hồn đi mây về gió". Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm, không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ", ông Thịnh nhấn mạnh.

Theo ông Thịnh phân tích, ngày Âm Lịch là theo mặt trăng, ngày Dương Lịch là theo mặt trời. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái Đất quay quanh mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày, là 1 năm. Lấy đó làm Lịch Dương - Lịch theo Mặt Trời. Ba hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ Tý đến giờ hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác. Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt Trăng và Quả đất mà dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.

Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. Đó là ngày mà Trái Đất và Mặt Trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại... từ cổ xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của "Quỹ đạo vô hình" này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì "thấy nó"... Đến ngày mồng Một, hôm rằm, ngày Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy "xá tội vong nhân", ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo "chầu Trời"... đến ngày giỗ của người chết... Tháng sau - tháng trước, năm trước - năm sau... đến ngày đó thì Trái Đất - Mặt Trăng lặp lại.

Hàng ngàn đời nay, người phương Đông quy định ra thủ tục cúng lễ, giỗ, Tết vào các ngày đó từ giờ Tý đến giờ Hợi. Việc cúng trước - cúng sai ngày - chính là chệch quỹ đạo thì tâm nguyện của ta với ngày đó không còn giá trị nữa.

Chẳng hạn, theo quy luật ngày Rằm tháng Bảy là ngày "xá tội vong nhân" cõi âm mở ngục cho các vong đi kiếm ăn. Cửa ngục được mở từ giờ Tý đến giờ Hợi cho các vong ra về ăn và nhận. Hết ngày Rằm các linh hồn lại phải quay lại ngục. Vậy cúng trước sao nhận được.
Tương tự, ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời" tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ đạo nào đó. Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở không. Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng, chưa mở. Vậy có vào được không? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc Hoàng...? Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như UBND phường chỉ cấp chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không?... Vì vậy, theo ông Thịnh, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.

Gây xáo trộn âm dương không tốt
ThS Vũ Đức Huynh, người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, tác giả cuốn sách "Ngày lành tháng tốt" nhấn mạnh, tâm linh có trước khoa học, tâm linh là cơ sở của tín ngưỡng và nhờ tâm linh tín ngưỡng ra đời và phát triển. Tục thờ cúng phát triển từ sự nghiên cứu, đúc kết trong thực tiễn... nên dù chưa được chứng minh bằng thực nghiệm khoa học hiện đại, nhưng có cơ sở của khoa học, triết học phương Đông, không nên phủ nhận.

Do đó, không phải ngày nào tổ chức cúng lễ cầu ông bà, tổ tiên và thần linh cũng được toại nguyện. Thậm chí, ngày tổ chức tế lễ, cúng bái không phù hợp còn gây họa cho bản thân gia đình. Nghĩa là không phải bất cứ ngày nào cầu cúng lễ bái cũng được, cũng phù hợp nên phải chọn ngày và cúng đúng ngày. Bởi các ngày như rằm, mồng 1... là ngày thân xác được về cửa quan, thiên quan hay về hạ giới... nên nếu cầu cúng thì mới "tiếp nhận được", cầu cúng sai gây xáo trộn âm dương, không có lợi.

ThS Vũ Đức Huynh cho biết, người và long hồn, vong linh, siêu linh luôn có mối quan hệ giao thức sóng, do đó có cùng nguồn gốc tần số xung động nào đó của các hạt điện sinh học thì bắt được và dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ cho là thế". Tuy nhiên, những vong yếu thì dù muốn tạo xung đến người thân thì cũng không được. Đó là cảnh "lực bất tòng tâm". Do đó, cúng lễ là cung cấp nguồn năng lượng mạnh làm vong hồn có năng lực phát huy tương tác cộng hưởng.

Nhưng việc cúng lễ không phải là "mâm cao cỗ đầy" mà là sự thành tâm, đặc biệt, nguồn năng lượng mà vong hồn tiếp thu nhiều nhất chính là các loại thực vật, cây cỏ hoa lá...


Tương tự GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, tác giả bộ sách "Khoa học về vấn đề tâm linh” cho biết, con người sau khi chết sống ở thế giới khác cao hơn, tốt đẹp hơn và vẫn làm các công việc của mình. Vì vậy, họ cũng có thời gian biểu cụ thể cho từng công việc, ta chớ nên làm xáo trộn công việc của họ. Vì như vậy có thể làm "họ" bực mình không có lợi.

Việc thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và thế giới tâm linh, là tấm lòng và nghĩa vụ của người sống, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Tuy nhiên, tín ngưỡng chân chính không coi sùng bái thượng đế, thần linh... là mục tiêu số một, ngược lại nhấn mạnh rằng điều quan trọng là mỗi tín đồ phải quan tâm phát triển cái gì ở trong chính họ để làm cho mình trở lên tốt đẹp hơn trước, gần hơn với lý tưởng hoàn thiện. Những gì còn lại phải là thứ yếu. Những ai biết rút ra những yếu tố cần thiết từ bên trong chính mình thì người ấy tất được hưởng hạnh phúc.

- Theo hòa thượng Thích Thanh Huân, Trụ trì chùa Pháp Vân, Thư ký văn phòng 1, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu không bận rộn thì cúng lễ đúng ngày, còn nếu có việc bận thì ta thành tâm trước. Bởi nghi lễ thờ cúng theo đạo phật và sau - Luật nhân quả trong Đạo Phật chính là hướng niềm tin của phật tử, nhắc nhở phật tử và trợ giúp tinh thần cho phật tử trong cuộc sống hiện tại, ngăn ngừa con người làm điều xấu. Khi có niềm tin, hiệu quả nhất định sẽ giúp mỗi người tránh làm việc xấu, tránh được nghiệp và hậu quả xấu. Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến.

- "Hành lễ, thờ cúng thành tâm, đúng tục lệ là thể hiện đúng lòng thành kính tôn thờ. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc thờ cúng, đó mới thực sự có hiệu quả của việc thờ cúng. Những việc làm và các cung cách "biến thái dị đoạn", bày vẽ bậy bạ của những người lợi dụng tín ngưỡng, những người bán thần, bán thánh vì những mục địch vụ lợi đều là những việc làm sai trái".

ThS Vũ Đức Huynh

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH "QUÀ TẾT ĐẾN VÙNG CAO"


I. TÊN CHƯƠNG TRÌNH.
     "QUÀ TẾT ĐẾN VÙNG CAO"

II. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN.
     HỘI LÝ SỐ VIỆT MIỀN BẮC - DIỄN ĐÀN LÝ SỐ VIỆT.VN

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN.
     - Thời gian khởi hành: 21h00 ngày 17.01.2014 (Tối thứ 6)
     - Thời gian triển khai gặp dân, phát quà: 08h00 ngày 18.01.2014 (Thứ Bảy)
     - Thời gian trở về: Trong ngày 19.01.2014 (Chủ nhật)

IV. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.
     Ủy ban nhân dân xã Phố Là - Huyện Đồng Văn - Hà Giang.


V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.
     Tết cổ truyền Giáp ngọ sắp đến, cả xã hội đang khẩn trương hoàn thành công việc của năm cũ và dành thời gian chuẩn bị đón một cái tết đầm ấm, xum vầy cùng người thân. Tin rằng với cái tết quan trọng nhất trong năm này, tất cả chúng ta ai ai cũng muốn chuẩn bị cho thật chu đáo để gia đình mình được đoàn viên trong tình thân ái, đón một năm mới tràn ngập niềm vui và thành công trong cuộc sống.

Mặc dù đời sống xã hội đã được nâng cao rất nhiều, tuy nhiên ở bất cứ đâu cũng vậy, cái nghèo cái đói vẫn dai dẳng đeo bám một bộ phận người dân lam lũ. Ở họ, cái ăn cái mặc hàng ngày vẫn còn rất thiếu thốn, ăn bữa nay lo bữa mai nên với họ, để lo được một mâm cơm tươm tất cúng tổ tiên trong ba ngày tết là điều khó, để mua được những bộ quần áo cho con em mặc tết cũng là điều khó, để lo một cái tết đàng hoàng cho bằng anh em, xóm làng lại càng khó hơn. Với đồng bào các dân tộc vùng cao, quanh năm lam lũ với nương cạn, rẫy khô, thời tiết vùng cao khắc nghiệt với các đợt rét đậm, rét hại kéo dài càng làm cho cuộc sống của đồng bào thêm vất vả, khốn khó.

Thấu hiểu hoàn cảnh đó của đồng bào, nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, hội Lý Số Việt Miền Bắc, trực thuộc diễn đàn http://lysoviet.vn lên kế hoạch tổ chức chương trình "QUÀ TẾT ĐẾN VÙNG CAO" với mục đích đem đến một chút hương vị tết dưới xuôi đến vùng cao lạnh giá.

Được sự hợp tác của Chi Cục Hải Quan Cửa Khẩu Phó Bảng và UBND xã Phố Là, chúng tôi đã có được danh sách các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để từ đó "QUÀ TẾT ĐẾN VÙNG CAO" triển khai phát quà cho 100 hộ gia đình với tổng cộng 474 nhân khẩu.

Chương trình rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi trái tim nhân ái biết sẻ chia tình yêu thương đến đồng loại!


thay mặt hội Lý Số Việt Miền Bắc
Hội trưởng
LƯỢNG THIÊN XÍCH

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

UỐNG NƯỚC CÂY XẢ TƯƠI LÀM CHO TẾ BÀO UNG THƯ TỰ HỦY

Tại Do Thái, ruộng rãy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)
Alison Kaplan Sommer April 02, 2006

Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.

Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi trụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.



Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.

Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis).
Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).

Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.

Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.

Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.

Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.

Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.

Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ‘ Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.

Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.

Ông ta mỉm cười và nói:’ chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).

Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về

dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.

Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và xử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm’bởi vì hương vị thích thú của nó’.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

THIẾT KẾ CẦU THANG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Cầu thang là phần kiến trúc không thể thiếu được của một ngôi biệt thự. Theo phong thủy, cầu thang được coi là khúc ruột của một ngôi nhà, đóng vai trò quyết định trong việc mang lại sinh khí cho gia đình chủ nhân. Có những bí quyết phong thủy áp dụng cho khu vực cầu thang mang lại nhiều may mắn cho gia chủ như sau:



Hãy dành khoảng không gian xứng đáng trong ngôi nhà của bạn để thiết kế cầu thang, sao cho đảm bảo được sự rộng rãi và độ sáng sủa của mỗi bậc thang. Thông thường, kích thước chuẩn cho cầu thang một ngôi biệt thự có chiều rộng xấp xỉ 1m, độ dày tối thiểu 30cm, độ cao mỗi bậc 15cm. Tuy nhiên, tùy theo diện tích mà bố trí kích thước của cầu thang cho phù hợp: cầu thang mảnh, đơn giản phù hợp với không gian nhà phố hạn hẹp, ngược lại, cầu thang kích thước lớn, xây kiên cố bằng đá – gỗ hợp với nhà có diện tích nền lớn. Dù không gian hạn chế cũng cần chú ý tránh để cầu thang quá dốc và hẹp, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình mỗi lần di chuyển.
Bậc đầu tiên của cầu thang trong nhà phải được đặt ở chỗ thông thoáng, hướng tốt so với tuổi gia chủ. Tránh thiết kế cầu thang ở giữa nhà, trường hợp bất khả kháng thì cũng không được để bậc đầu tiên ở giữa nhà.
Hướng cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính, dễ khiến hao tổn tiền tài, tránh hướng thẳng vào bếp hay cửa nhà vệ sinh, làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Cũng tránh để cầu thang đè lên trên giường ngủ hay ghế ngồi phòng khách, phòng đọc sách,  làm giảm sự vân động của dòng sinh khí trong gia đình.

Các nhịp cầu thang cần liền mạch, điều này sẽ đảm bảo sự suôn sẻ trong đường công danh của gia chủ. Chiếu nghỉ của cầu thang cần đảm bảo chiều rộng ngang hoặc lớn hơn chiều rộng thân thang, bề mặt trơn nhẵn, thuận tiện cho việc đi lại.
Tổng số bậc cầu thang nên là số lẻ, theo quan niệm phong thủy là mang lại dương khí cho không gian.
Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách..., hoặc làm các tiểu cảnh kết hợp các yếu tố phong thủy tích cực khác. Cây trồng dưới gầm cầu thang chọn cây thấp, ít cần sáng như hồng môn, vạn niên thanh, ngũ gia bì...Tiểu cảnh là sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi cuội, thác nước hoặc những yếu tố thiên nhiên khác mang lại sự sinh động và may mắn cho ngôi nhà. Cũng có thể trang trí gốm sứ hoặc tượng tại chân cầu thang để tăng thêm tính nghệ thuật, góp phần che đi những khuyết điểm của cầu thang.
Cũng có thể kết hợp thiết kế cầu thang với giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và tăng sự lưu chuyển của nguồn khí tốt.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Theo TGĐA

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

BÀN THỜ - GÓC TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

Với đa phần người Việt, bàn thờ chính là nơi thu nhỏ của thế giới tâm linh. Về một khía cạnh nào đó nó như một nhịp cầu kết nối Âm – Dương, thể hiện lòng thành kính giữa con cháu với ông bà tổ tiên.

Vì những lẽ ấy mà trong phong thủy của một ngôi nhà không gian thờ cúng luôn được coi trọng như một quy định bất thành văn.


Nhất vị nhị hướng

Bàn thờ cũng tuân theo nguyên tắc phong thủy nhất định giống như các không gian quan trọng khác trong nhà là “nhất vị nhị hướng”. Với một không gian mang tính chất tâm linh như ban thờ thì lại càng cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát” (đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt bàn thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành và tránh luồng năng lượng xấu)

Trong thiết kế hiện đại, việc bố trí bàn thờ có vẻ đơn giản hơn tùy thuộc vào điều kiện sống của gia chủ. Thế nhưng gia chủ cũng nên lưu ý những điều kiêng kị để tránh ảnh hưởng xấu tới phong thuỷ. Ví dụ, bàn thờ tối kị xú uế nên không được nhìn thẳng hay đặt phía dưới WC, bàn thờ cũng không được dựa lưng vào WC hay bếp đun.

Nếu nhà rộng thì nên bố trí ban thờ ở một phòng riêng, gọi là phòng thờ để tạo không gian “nghi tĩnh bất nghi động” tức là sự yên tĩnh, không ồn ào. Phòng thờ đặt tầng trên cùng là tốt nhất, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho.

Trường hợp không có phòng riêng thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách, không nên bố trí ở phòng ngủ hay phòng bếp, phòng ăn. Khi bố trí bàn thờ không được gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào).

Cách bày biện bàn thờ

Trước hết, ban thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết.

Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền – miếu – phủ – am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).

Theo các chuyên gia Phong thủy, kích thước bàn thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch) thì đã đạt yêu cầu. Tránh làm bàn thờ theo lối trang trí loè loẹt, cầu kỳ không phù hợp với thiết kế kiến trúc hiện đại của ngôi nhà. Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng…


LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Nguồn: blogphongthuy

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

VÌ SAO CHUỖI TRÀNG CÓ 108 HẠT?

Chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.

Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại.

Vậy căn, trần, thức là gì?
Căn là:  mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là:  sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là:  nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Ví dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…

Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.
Quá khứ do sáu căn không thanh tịnh, chạy theo trần cảnh khởi lên đắm trước tạo nghiệp: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Và trong đời vị lai ta lại cũng theo con đường cũ tạo nghiệp sanh tử tham, sân,… này mà đi.
Từ nơi mắt thấy sắc tạo nên sáu món căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến; cho đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, mỗi căn đều tạo nên sáu phiền não căn bản giống nhau:  tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Mỗi căn chúng ta có sáu thứ căn bản phiền não, và; như vậy, sáu giác quan đã tạo nên 36 thứ phiền não trong đời sống thường ngày. 
Do đó, cuộc đời của chúng ta liên tục nối tiếp trong ba đời từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Như vậy, trong ba đời ta đã tạo thành 108 thứ phiền não để làm hành trang trong đoạn đường sanh tử không cùng tận.

Cho nên, bây giờ chúng ta lần tràng hạt 108 lần trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đời. Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.

Sáu căn từ trước đến nay chạy theo sáu trần, khởi lên sáu món phiền não căn bản: tham, sân, si,….bây giờ ta lần tràng hạt niệm Phật, là ngăn cản không cho sáu căn vọng động chạy theo cảnh trần, và, giúp cho sáu căn quay về với tự tánh.

Sáu căn cảm nhận sáu trần sanh ra sáu thức, thức vọng động tạo nghiệp luân lưu trong vòng sống chết. Lần tràng niệm Phật là không cho căn nhiễm với trần; căn không nhiễm trần tức căn thanh tịnh, căn đã tịnh thì nghiệp không còn, nghiệp đã dứt sanh tử đoạn diệt.

Ấy gọi là giải thoát, hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Theo Phật sử, Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệc trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay còn gọi là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.
Trong Kinh Phật dạy: “Nếu như muốn tiêu trừ các phiền não chướng, nên xâu chuỗi 108, luôn đem theo bên mình, hoặc đi đứng nằm ngồi, lần chuỗi niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, lần chuỗi trì niệm danh hiệu Phật càng nhiều càng tốt. Nếu như mãn 20 vạn biến thì có thể đạt đến Thân Tâm Bất Loạn.
Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.

Chuỗi tràng Phật Giáo có bao nhiêu hạt được quy định rõ ràng và số lượng của hạt chuỗi đều mang một hàm ý nhất định. Chuỗi đại tràng có 108 hạt số liệu tượng trưng cho sự niệm tụng để dứt trừ 108 loại Phiền não.

Chuỗi trung tràng có 54 hạt biểu thị hành giả Phật Giáo tu trì phải tuân thủ các pháp Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Tín, Thập Hồi Hướng và bốn Pháp Thiện Căn.

Chuỗi tiểu tràng gồm có 27 hạt tượng trưng cho mười tám Pháp Học Nhân và chín Pháp Vô Học.

Chuỗi 21 hạt hàm ý Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật. 


Chuỗi 18 hạt tượng trưng cho Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán. 

Chuỗi 16 hạt tượng trưng cho Thập Địa và Lục Ba La Mật. 

Chuỗi 14 hạt tượng trưng cho mười bốn Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Chuỗi 12 hạt tượng trưng cho mười hai Nhân Duyên. 


Chuỗi 9 hạt tượng trưng cho Cửu Phẩm Liên Hoa. 

Ngoài ra còn chuỗi 1080 hạt, 42 hạt và chuỗi Mật Tông có chỗ dùng 110 hạt.

Chuỗi được dùng rất nhiều chất liệu để làm, thường thấy nhất như chuỗi kết bằng hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, ngoài chuỗi hạt còn được dùng chất liệu là thất bảo để làm. Như Vàng, Ngọc, Lưu Ly, San Hô, Hổ Phách..v.v… những chuỗi tràng được làm bằng chất liệu quý thường là do các thí chủ học hạnh bố thí của Bồ Tát Vô Tận Ý mà phát tâm cúng dường cho tượng Phật hoặc các bậc Trưởng Lão Đạo cao Đức trọng trong Phật Giáo.

(*): Bài viết có sử dụng tài liệu của Thầy Thích Phước Nhơn

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St


TRÀNG HẠT BỒ ĐỂ TRONG PHẬT GIÁO

Trong phật giáo chuỗi hạt đóng góp một vai trò rất quan trọng Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành. nhận thấy hạt Bồ Đề có giá trị tâm linh cao. nhiều người coi chuỗi hạt là đồ trang sức hay cái gì đó của phật giáo, nhưng đối với những người tu luyện thì đó là một pháp khí không thể nghĩ bản chứ không phải 1 món trang sức tầm thường 




Trong kinh phật có viết
Bấy giờ Mạn Thù Thất Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Đại Chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn quần áo, trật áo hở vai phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:”Nay con vì muốn lợi ích cho các Hữu Tình nên nói Công Đức thọ trì tràng hạt, so sánh lợi ích sai khác của phần Phước. Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương nghe hứa” Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi
”Lành thay ! Lành thay ! Ông hãy tuyên nói” Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói:”Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể tụng niệm các Đà La Ni với tên của Đức Phật vì muốn lợi mình với hộ người khác, mau thành các Pháp mà được hiệu nghiệm thì Pháp của tràng hạt ấy cần phải tác ý thọ trì như vậy. Xong thể của hạt châu ấy có nhiều loại khác nhau. 
Nếu dùng sắt làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp năm lần 
Nếu dùng đồng đỏ làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp mười lần 
Nếu dùng báu của nhóm trân châu, san hô… làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm lần 
Nếu dùng Hoạn Tử làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn lần 
Nếu dùng hạt sen làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp vạn lần 
Nếu dùng Nhân Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm vạn lần 
Nếu dùng Ô Lô Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm ức lần 
Nếu dùng Thủy Tinh làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn ức lần 
Nếu dùng hạt Bồ Đề làm tràng hạt. Hoặc thời lần niệm, hoặc chỉ cầm giữ, tụng số một biến thì Phước ấy vô lượng chẳng thể tính toán, khó thể so sánh được. 
Nếu muốn nguyện sinh về các Tịnh Thổ của Phật, cần phải y theo Pháp thọ trì tràng hạt này 
Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói:”Hạt Bồ Đề. Nếu lại có người cầm giữ tràng hạt Bồ Đề này, chẳng thể y theo Pháp niệm tụng tên của Phật với Đà La Ni, chỉ có thể cầm giữ theo thân, đi đứng ngồi nằm, ngôn thuyết nói ra, hoặc thiện hoặc ác. Do người này đã cầm giữ hạt Bồ Đề cho nên Công Đức đạt được như niệm chư Phật, tụng Chú không có khác, được Phước vô lượng 
Tràng hạt ấy, cần thiết nên có đủ 108 hạt. Nếu khó được như thế hoặc 54 hạt, hoặc 21 hạt hoặc chỉ có 14 hạt… thì Công Đức của tràng hạt này có sai khác.

Khái Niệm về cây Bồ Đề







Cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m. Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.
Cây Bồ Đề trong Tôn Giáo
Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là "ngày mai", a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là "người hay vật dừng lại hay tồn tại". Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là "Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai", cũng giống như toàn thể vũ trụ.

Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.

Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.

Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.

Có một điều mà các Phật tử tại VN rất hay nhầm có lẽ vì do nhiều người bán thiếu hiểu biết đã nói sai , có người nói rằng hạt kim cang là hạt bồ đề ấn độ, hay "hạt bồ đề kim cang) nhưng thực sự cây bồ đề và cây kim cang khác hẳn nhau và không cùng họ cũng không liên quan gì đến nhau hết.

Nguồn: bodhi.vn

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St